Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

Làm Thế Nào Để: Có đôi mắt khỏe, đẹp (Lâm Phương)

To have strong and beautiful eyes, avoid alcohol and cigarette smoke.

Để có đôi mắt khỏe đẹp, hãy tránh xa rượu và khói thuốc
Lâm Phương
Ngày 8.7.2011

Đôi mắt là "cửa sổ tâm hồn", một đôi mắt khỏe không chỉ giúp ích cho bạn trong cuộc sống mà nó còn góp phần làm cho nhan sắc của bạn thêm mặn mà. Vì vậy cần tránh xa những "kẻ thù" có hại như rượu, thuốc lá, ánh nắng, không khí ô nhiễm... để đôi mắt luôn sáng đẹp.

Sức Khỏe Của Bạn: Đừng để tàn phế vì loãng xương (Gia Phú)

Smoking, drinking alcohol, and leading a physically inactive life are some of the known risk factors for osteoporosis. A few lifestyle changes can help make a vast improvement in your overall well-being.

Đừng để tàn phế vì loãng xương

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: Trái Đất "béo bụng" do biến đổi khí hậu (Hương Tiên)

From a Daily Mail article dated July 7, 2011: "382bn tons a year of ice melting at North & South Pole: The Earth is putting on 'weight' around its 'midriff' - and global warming is to blame. Melting ice in Antarctica and Greenland is adding volume to the oceans and this extra water is being pulled towards the Equator, adding to the girth at the widest part of our planet, according to scientists."

Trái Đất "béo bụng" do biến đổi khí hậu
Hương Tiên (theo Daily Mail) / Báo Khoa học Đời Sống Online

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Sức Khỏe Của Bạn: Chóng mặt, chữa thế nào? (BS. Nguyễn Văn Thịnh)

Some time in life, most of us have experienced dizziness. What causes it? Doctors say it may be caused by a wide variety of things. In some cases, dizziness may require immediate medical attention. Reasons of dizziness include high blood pressure, low blood pressure (which can be caused by anemia, bleeding, dehydration, or heat stroke, among others), high blood sugar, low blood sugar, diabetes, and a host of other causes. Read more on dizziness by clicking here.

Chóng mặt, chữa thế nào?
BS. Nguyễn Văn Thịnh

Việt Nam hiện có hơn 7 triệu người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Theo các chuyên gia y tế, chi phí chăm sóc y tế

Nếp Sống Ăn Chay: Các món ăn chay ở nhà (Phương Thy)

Bánh mì bì chay - Vegan Vietnamese sandwich (Photo: VietnamAmchay.com)
Phương Thy introduces some homestyle vegan dishes prepared by her sister-in-law during her visit home.

Phương Thy tuần này về thăm Mẹ và các anh chị em, được thưởng thức các món chay, tuy bình dân nhưng đậm đà tình quê, tình nước, tình người.

Phương Thy ăn chay cũng khá lâu rồi, qua "năm dài tháng rộng" sức khỏe vẫn tốt, tâm trí vẫn còn minh mẫn, yêu hài kịch, ái mộ diễn viên Minh Nhí, thích màu tím, và đùa chơi với... cháu ngoại, xấu đẹp tùy người đối diện (nhưng em gái út của Phương Thy bình chọn là Phương Thy đẹp từ trong ra ngoài, làm Phương Thy cười hí hí, đêm ngủ ngon như có thiên thần bên cạnh bảo hộ).

Món bánh xèo chay này do em dâu cưng của Phương Thy thực hiện. Phương Thy chỉ chụp ảnh thôi. Bột bánh xèo mặn chay gì cũng giống nhau. Phần nhân bên trong bạn chỉ cần thay thế đậu hủ, nấm, giá, đậu xanh, v.v. là sẽ có một buổi bánh xèo chay ngon lành.

Bánh xèo chay - Vegan Vietnamese crepe (Photo: VietnamAnchay.com)
Ngày hôm sau, Phương Thy được đãi món đậu hủ chiên chấm tương hột xào sả nước dừa. Tương hột băm nhỏ, xong xào với sả, thêm chút nước cốt dừa, chỉ có vậy mà ngon vô cùng, nhất là khi dùng chung với dưa leo và rau sống. 50% trong dừa có một chất béo gọi là lauric axít, có trong sữa mẹ. Tiến sĩ Mary Enig nói ở Tây phương có quan niệm sai lầm là ăn dừa không tốt, nhưng thật ra trong dừa có chất chống ung thư.

Tương hột xào sả - Bean sauce with lemongrass (Photo: VietnamAnchay.com)
"Ăn cơm có canh"... Món canh này cũng thực hiện rất đơn giản: củ cải đỏ (cà-rốt), đậu hủ, bắp cải, nấm.. Không cần mỡ, cũng không cần thịt. Ăn với cơm nóng, theo khẩu hiệu "bếp chay thanh nhẹ" rất là phải phép đấy ạ.

Canh rau củ - Vegetable soup (Photo: VietnamAnchay.com)
Ngoài ra còn có trái cây tráng miệng. Phương Thy đang cố gắng bớt ăn chè, đường vì muốn giữ eo. Ngoài ra còn có nghiên cứu nói ăn đường không tốt và làm mình ghiền, nên Phương Thy hạn chế được chừng nào hay chừng nấy.

Trái cây tráng miệng - Fruits for dessert (Photo: VietnamAnchay.com)
Nói chung, đối với Phương Thy ăn chay ngon, đầy đủ dinh dưỡng, nhân quả đều tốt. Hôm nào có hình thêm Phương Thy sẽ gửi tiếp. Kính chúc tất cả chúng ta có niềm cảm hứng ăn chay dài lâu và đậm sâu.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: Biến đổi khí hậu ngày càng bất lợi cho sản xuất lương thực (Nguyễn Hà)

FACT: Food production in our world is affected by climate change. 
FACT: Reducing emissions is one way to help curb climate change.
ACT:  To help reduce emissions, adopt a vegan diet.
Kindly consider it - as a present for the future of our Earth.

Biến đổi khí hậu ngày càng bất lợi cho sản xuất lương thực
Nguyễn Hà
Ngày 05/07/2011

Trái đất đang ngày càng nóng lên, bão và lũ lụt diễn ra thường xuyên, buộc các nhà khoa học phải chạy đua trong việc tìm ra các giống cây lương thực có khả năng thích nghi tốt và cho năng suất cao.

Tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang ngày càng bất lợi cho sản xuất lương thực. Hiện tượng nước biển dâng, nhiệt độ tăng cao, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, nguồn đất và nước ngày càng bị thu hẹp... đã tác động xấu đến giống cây trồng, tăng nguy cơ thiếu lương thực. Theo các nhà khoa học, đến năm 2050, sản lượng lương thực tại các nước đang phát triển có thể bị sụt giảm nghiêm trọng nếu con người không có biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu. Cùng với đó, tốc độ tăng dân số nhanh như hiện nay khiến nhu cầu lương thực  ngày càng lớn, gây áp lực lên sản xuất lương thực toàn cầu, và theo đó, giá lương thực cũng tăng cao.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, hiện vẫn còn khoảng 900 triệu người đang trong tình trạng thiếu ăn. Con số này tăng từ năm 1995 đến 1997, nhất là tại các nước nghèo, do giá lương thực tăng cao, các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra liên tiếp, sản xuất nông nghiệp không được đổi mới và luôn đình trệ. 


Tổ chức Oxfam cũng đã đưa ra lời cảnh báo, giá trung bình các loại lương thực thiết yếu sẽ tăng gấp đôi, thậm chí còn cao hơn nữa trong vòng hai thập kỷ tới. Hệ thống cung cấp lương thực suy yếu cùng với khủng hoảng môi trường đang làm đảo ngược thành quả xóa đói, giảm nghèo hàng thập kỷ qua của LHQ.

Sự tăng vọt của giá cả, tình trạng bất ổn và nỗi lo thời tiết đã thúc đẩy một cuộc chạy đua toàn cầu để tạo ra các giống cây trồng cho năng suất cao và có khả năng thích ứng với tình trạng Trái đất đang ngày càng nóng lên. Tại một phòng thí nghiệm tại trung tâm Can-bơ-rơ (Ô-xtrây-li-a) hàng trăm cây con được đặt trên một băng chuyền đi qua một phòng công nghệ cao, mỗi cây đều được mã hóa và quét các dấu hiệu di truyền ưu việt. Quá trình lựa chọn thực hiện trước đó vài tháng đang hoàn thành nốt công đoạn cuối cùng. Phòng kiểm tra cây trồng cao ba mét, được trang bị hệ thống chiếu la-de 3D và nhiều thiết bị khác để đo kích thước, tốc độ tăng trưởng và lượng nước tiêu hao. Nhờ những thiết bị công nghệ cao này, các nhà khoa học có thể nhanh chóng chọn ra được những giống cây trồng tốt nhất, phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp.

Những nỗ lực nói trên của các nhà khoa học dẫu mang lại thành tựu tăng sản lượng lương thực toàn cầu nhưng không thể giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng thiếu lương thực toàn cầu. Bởi, theo tính toán của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực LHQ (FAO), để cung cấp đủ lương thực cho thế giới vào năm 2050, sản lượng lương thực thế giới sẽ phải tăng lên 70% so với hiện nay. Nhưng, sự biến đổi khí hậu kéo theo những hiện tượng thời tiết cực đoan như những đợt hạn hán kéo dài và mưa to không ngớt, gây thiệt hại mùa màng, làm ảnh hưởng lớn nguồn cung cấp lương thực. Ngoài ra, con người sẽ phải đối mặt  những hiểm họa thiên nhiên không thể dự đoán trước do tình trạng biến đổi khí hậu gây nên.

Hiện nay, nhiệt độ Trái đất đang trên đà tăng hơn 2oC, ngưỡng mà các nhà khoa học cho rằng, sẽ gây ra những biến đổi khí hậu nguy hiểm, tác động trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Hậu quả, tốc độ tăng trưởng sản lượng nông nghiệp trung bình tăng trì trệ ở mức 0,6 tới 0,7% mỗi năm, tức là chỉ đạt một nửa tốc độ tăng cần thiết từ nay tới năm 2050. Trước thực trạng này, nâng cao sản lượng lương thực trở thành vấn đề cấp bách đối với các chính phủ,  ngành nông nghiệp và tổ chức khoa học.

Cùng với tình hình sản lượng lương thực giảm sút, thế giới cũng đang phải đối mặt  tốc độ tăng giá lương thực chóng mặt. Chỉ số giá lương thực, theo tính toán của WB đã tăng lên 36% so với cùng kỳ năm ngoái, gần bằng mức đỉnh điểm của năm 2008. Trong khi việc giá lương thực tăng là một tin tốt đối với người nông dân tại các quốc gia phát triển, thì đối với tầng lớp dân nghèo đó thật sự là cú sốc, bởi những con người nghèo khổ này phải chi đến 80% tổng thu nhập để mua lương thực. Giá lương thực tăng cao một cách chóng mặt cũng kéo theo nhiều hệ quả đáng lo ngại. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vẫn còn hơn 680 triệu người có mức sống dưới 1,25 USD/ngày, hơn 70% trong số đó thuộc khu vực Nam Á  như Băng-la-đét, Nê Pan, Ấn Ðộ, Pa-ki-xtan.


Hiện tượng Trái đất ấm lên cùng với những hậu quả nghiêm trọng mà nó kéo theo - trong đó có những tác động xấu tới vấn đề an ninh lương thực toàn cầu - đang là một sự thật tàn khốc mà cả thế giới phải đối mặt. Nhiều nhà phân tích cho rằng, để khắc phục tình trạng thiếu nước uống, lương thực, giá nhu yếu phẩm tăng vọt, các quốc gia cần chung tay hợp tác trong việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường.

http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/quocte/tinchung/bi-n-i-khi-h-u-ngay-cang-b-t-l-i-cho-s-n-xu-t-l-ng-th-c-1.302597#9cR3yGQsoMmc

Sức Khỏe Của Bạn: Phụ nữ ngồi nhiều, nguy cơ nghẽn mạch phổi tăng gấp 2 (Khiết Linh)

"A sedentary lifestyle appears to increase the risk of pulmonary embolism among middle-age women, an analysis of the Nurses' Health Study showed.

Women who reported sitting more than 40 hours a week were significantly more likely to develop pulmonary embolism than those who reported sitting less than 10 hours a week (0.11% versus 0.04%, P<0.001), according to Christopher Kabrhel, MD, MPH, of Massachusetts General Hospital in Boston, and colleagues."

To read the full article, please click here.

Phụ nữ ngồi nhiều, nguy cơ nghẽn mạch phổi tăng gấp 2
Khiết Linh (Theo Sante)

(Dân trí) - Lần đầu tiên, một nhóm nghiên cứu đến từ bệnh viện đa khoa Massachusetts (Boston, Mỹ) đã chứng minh được mối liên quan giữa thiếu vận động thể chất và nguy cơ nghẽn mạch phổi.

Theo các nhà khoa học, những phụ nữ ít vận động, ngồi nhiều sau khi kết thúc công việc ở cơ quan tăng gấp đôi nguy cơ phát triển các cục máu đông trong phổi, hay còn gọi là nghẽn mạch phổi.

Một nhóm nghiên cứu đến từ bệnh viện đa khoa Massachusetts (Boston, Mỹ) dưới sự chỉ đạo của bác sĩ Christopher Kabrhel đã thu thập thông tin về cuộc sống hàng ngày của 69.950 tình nguyện viên trong vòng 18 năm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nguy cơ nghẽn mạch phổi tăng gấp đôi ở những phụ nữ, ngoài thời gian làm việc, thường xuyên ngồi trên 41 tiếng mỗi tuần so với người chỉ ngồi dưới 10 tiếng/tuần. Dù ở độ tuổi nào, cân nặng ra sao, có hút thuốc lá không, các kết quả thu được đều là như nhau..

Nghiên cứu này được công bố trên báo mạng Y tế Anh (British Medical Journal, BMJ).

Thiếu vận động thể chất từ lâu đã liên quan đến các bệnh lý như tiểu đường, các vấn đề về tim mạch hay cholesterol nhưng đây là lần đầu tiên, khoa học đã chứng minh được mối liên hệ giữa thiếu vận động với nguy cơ nghẽn mạch phổi, thường là mầm mống tấn công tim mạch.

Nghẽn mạch phổi xảy ra khi có một cục máu đông di chuyển theo sự lưu thông của máu trong cơ thể, rồi ngưng lại ở một động mạch phổi và làm nghẽn mạch. Có khi có nhiều cục máu đông đồng thời làm nghẽn nhiều điểm của nhiều mạch máu khác nhau ở phổi. Thông thường, các cục máu đông này chủ yếu xuất phát từ bắp chân. Mức độ nghẽn mạch phổi rất khác nhau, từ nhẹ tới nặng. Người bệnh có thể cảm thấy khó thở, tức ngực và ho nhưng có những trường hợp người bệnh không hề nhận thấy và lại có những trường hợp gây đột tử cho bệnh nhân.

Các nhà khoa học hi vọng sẽ tiếp tục tiến hành những nghiên cứu sâu rộng hơn, như xác định xem kết quả này liệu có tương đương ở nam giới hay không.


http://dantri.com.vn/c7/s7-495873/phu-nu-ngoi-nhieu-nguy-co-nghen-mach-phoi-tang-gap-2.htm

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Khuôn Vàng Thước Ngọc: Ba thứ quả (Bạch Liên)

Food for thoughts from author Bạch Liên: Thoughts are communicable. Negative thoughts attract the negative. Positve thoughts attract the positive. Replace the negative with the positive because the mind can only contain one thought at a time. The universe is formed by the Sound (vibration); therefore every word has extraordinary energy. If we cannot say something that is true, kind, and beneficial, than it is better to remain silent.

Trích: "NHÂN QUẢ"
Tác giả BẠCH LIÊN
1971
www.thongthienhoc.com

CHƯƠNG THỨ NHỨT: CÁC TÔN GIÁO ĐỀU CÓ DẠY NHÂN QUẢ
CHƯƠNG THỨ NHÌ: VÀI THÍ DỤ VỀ NHÂN QUẢ

CHƯƠNG THỨ BA: BA THỨ QUẢ

QUẢ MUỒI - QUẢ TÍCH TRỮ - QUẢ ĐƯƠNG TẠO

Có ba thứ quả:
1/ Quả Muồi. Tiếng Phạn là Prarabdha, dịch ra tiếng Pháp là Karma mûr;
2/ Quả Tích trữ hay là Quả Chồng chất. Tiếng Phạn là Sanchita, dịch ra tiếng Pháp là Karma accumulé;
3/ Quả Đương tạo. Tiếng Phạn là Kriyamana, dịch ra tiếng Pháp là Karma en formation.

A .  QUẢ MUỒI HAY LÀ ĐỊNH MẠNG.

Quả muồi là quả mà ta phải trả trong kiếp nầy, không thể dời lại kiếp sau, cũng như trái chín muồi thì rụng xuống, không còn dính ở trên cây được nữa.

Hai phần của định mạng.

Định mạng của đời người chia làm hai phần:
1.- Phần thứ nhứt, từ lúc còn ở trong bào thai cho tới khi lọt lòng mẹ.
2.- Phần thứ nhì, từ ngày lọt lòng mẹ cho tới khi bỏ xác.

PHẦN THỨ NHỨT: Đầu thai vào giống dân nào, nước nào, gia tộc nào, ở đâu, nam hay nữ, vóc giạc và diện mạo ra sao, thông minh hay đần độn, có khiếu về một hay nhiều môn, bị tật nguyền hay mắc một chứng bịnh di truyền của cha mẹ, hoặc thừa hưởng một tánh tốt của ông bà đã mở mang mà chưa có dịp đem ra áp dụng v.v… là những điều mà con người phải bó tay trước định mạng. Tuy nhiên, nếu biết định luật thì có thể sửa đổi được phần nào về diện mạo, sức khỏe và thêm một ít thông minh cho đứa nhỏ.

PHẦN THỨ NHÌ: Được cha mẹ thương yêu hay ghét bỏ, sung sướng hay vất vả, học hỏi mau thông hay chậm hiểu, lớn lên thường thành công hay thất bại, những bước thăng trầm trên hoạn lộ, những biến cố xảy đến thình lình, được những sự may mắn hay rủi ro, là số tiền định đã ghi sẵn.

Mặc dầu như vậy, có thể sửa đổi cái xấu ra cái tốt, nếu quả chưa đến.

NHỮNG ĐIỀU TA NÊN BIẾT VỀ SỰ TẠO RA HÌNH HÀI CỦA THAI NHI

Có ba công việc huyền bí liên quan đến sự tạo ra hình hài của thai nhi, tưởng người học đạo cũng nên biết, ấy là:
1.- Thứ nhứt: Quả muồi do các Đức Nam Tào Bắc Đẩu chỉ định.
2.- Thứ nhì: Hình Tư tưởng hay là Sứ giả của Tứ Đại Thiên Vương.
3.- Thứ ba: Công việc của Sứ giả và các Tiểu thần.

I: QUẢ MUỒI DO CÁC ĐỨC NAM TÀO BẮC ĐẨU CHỈ ĐỊNH.

Khi một Linh hồn sắp trở lại cõi trần đầu thai một lần nữa thì các Đấng Chí Tôn Nam Tào Bắc Đẩu xem xét: số quả của y đã gây ra trong kiếp mới rồi với những ai, số quả tích trữ của y và mức độ tiến hóa của y. Các Ngài mới lựa trong những quả đó một số quả, tốt có, xấu có, mà các Ngài xét rằng: với sức chịu đựng của y, y có thể thanh toán trong kiếp đó, và làm sao trong lúc y trả quả, y lại tiến lên một bực nữa.

Số quả nầy, ta gọi là ĐỊNH MẠNG. Xong rồi các Ngài mới làm ra một cái khuôn ghi một số quả của phần thứ nhứt.

II: HÌNH TƯ TƯỞNG HAY LÀ SỨ GIẢ CỦA TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG

Các Đức Nam Tào Bắc Đẩu giao khuôn nầy cho 4 vị Đại Thiên Thần cai quản 4 chất hay là 4 hành: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, và làm chủ 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc; người ta gọi là Tứ Đại Thiên Vương, (4 Maharajahs hoặc Chatour dévas), sự thật là có 7 vị.

Tứ Đại Thiên Vương mới sanh ra một hình tư tưởng, một thực thể linh động, tuân theo triệt để mạng lịnh của các Ngài.

Vị Sứ giả nầy lãnh trách nhiệm làm cái Phách của đứa nhỏ y theo cái khuôn của các Đức Nam Tào Bắc Đẩu đưa ra.

Công việc nầy xong xuôi rồi, các Tiểu thần mới coi theo cái Phách mà làm ra Xác thân của hài nhi, nhứt là cái óc và những dây thần kinh cho đúng với căn quả của nó.

Vẫn biết tinh trùng phối hợp với tiểu noãn mới đậu thai, song nếu không có bàn tay vô hình trợ giúp thì không khi nào thành ra một đứa bé, trai hay gái, có đủ mặt mũi, tay chơn, tóc tai, xương, thịt đâu. Họa chăng nói rằng: tại tinh trùng đực phối hợp với tiểu noãn đực mới sanh ra con trai, còn tinh trùng cái phối hợp với tiểu noãn cái thì sanh ra con gái? Nhưng thử hỏi: tại sao con gái lại khác hẳn con trai về vóc giạc, yểu điệu, mày liễu, má đào, môi son, răng trắng, giọng nói thanh tao, mái tóc đen huyền! Hoàn toàn bí mật.

Đứng riêng một mình mà nói thì vật chất không có quyền năng sanh hóa. Nó chỉ là dụng cụ của tinh thần mà thôi.

Phải mở thần nhãn, ngày đêm theo dõi công việc của Sứ giả và các Tiểu thần mới biết sự thật là thế nào. Người mới có thần nhãn, chưa kinh nghiệm, thấy Sứ giả như con búp bê ở trong lòng người mẹ, thì ngỡ là Linh hồn của đứa nhỏ.

Thường thường Sứ giả ở với đứa nhỏ 7 năm, nhiệm vụ của nó xong rồi thì nó hết sanh lực, nó tan mất. Chừng đó Linh hồn mới bắt đầu điều khiển xác thân và ở luôn trong mình đứa nhỏ, chớ trước đó, nó cứ nhập vô rồi xuất ra.

CÁI PHÁCH LÀ THỂ TỐI QUAN TRỌNG.

Cái Phách là thể tối quan trọng, bởi vì cái óc, các dây thần kinh và tất cả những cơ quan trong mình đều tùy thuộc cái Phách. Nếu cái Phách mảnh mai thì cái óc và các dây thần kinh đều mảnh mai, nếu cái Phách thô kệch thì thần kinh hệ và mấy bộ phận kia cũng thô kệch vậy.

Những sự thâu nhận của ngũ quan đều phải qua cái Phách, rồi cái Vía, mới tới cái Trí, và sự nhận thức của cái Trí cũng phải qua cái Vía, cái Phách rồi mới tới cái óc xác thịt.

Người nào có cái Phách mảnh mai thì học hỏi mau thông, và sẽ trình bày sự hiểu biết của mình một cách dễ dàng và rành rẽ, cũng như ánh sáng mặt trời dọi qua một tấm kiếng trong trẻo vậy. Trái lại, nếu cái Phách to sớ thì con người học hỏi chậm chạp, tục gọi là tối dạ, một bài học năm sáu bận mà chưa thuộc và một kinh nghiệm phải tái diễn nhiều lần mới lãnh hội được. Nói một cách khoa học, cái Phách mảnh mai mới ứng đáp được với những sự rung động mau lẹ, từ mấy cõi cao đưa xuống hay là từ cõi trần đưa lên. Nếu những sự rung động nầy xuyên qua một cái Phách thô kệch thì không có sự ứng đáp nào cả đặng truyền qua cái óc xác thịt, nghĩa là con người không nhận thức được cái chi hết.

SỨ GIẢ CỦA TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG LẤY CHẤT DĨ THÁI NÀO MÀ LÀM RA CÁI PHÁCH CỦA THAI NHI.

Ta biết rằng: cái Phách làm bằng chất dĩ thái hồng trần (éther physique).

Muốn làm cái Phách của thai nhi, Sứ giả của Tứ Đại Thiên Vương phải lấy chất dĩ thái trong cái Phách của cha mẹ. Tuy nhiên, Sứ giả phải coi theo lằn rung động ghi trong hột Lưu tánh nguyên tử, cũng gọi là Nguyên tử trường tồn của xác thịt (atome permanent physique) kiếp trước do Linh hồn đem theo mình trong kiếp nầy, đặng lựa phẩm chất của dĩ thái, hoặc tốt hoặc vừa vừa hoặc tầm thường, cho đúng với nhân quả của đứa bé. Nếu trong cái Phách của người mẹ chứa toàn là chất dĩ thái tốt, Sứ giả bị bắt buộc phải dùng chất dĩ thái tốt đó, mặc dầu trong nhân quả của đứa nhỏ chỉ ghi những chất tầm thường mà thôi.

Trái lại, nếu trong cái Phách của cha mẹ chứa toàn là những chất dĩ thái tầm thường thì dầu cho Sứ giả muốn tìm những chất dĩ thái tốt đi nữa, cho đúng với căn quả thì không biết phải làm thế nào, chung cuộc cũng bị bắt buộc phải dùng những chất tầm thường đó.

CÁI CHI CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI HÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG.

Hình tư tưởng của Tứ Đại Thiên Vương chịu hai ảnh hưởng: một cái trực tiếp, một cái gián tiếp.

a.- Ảnh hưởng trực tiếp.

Ảnh hưởng trực tiếp do cha mẹ của hài nhi gây ra, nhứt là người mẹ. Một cơn nổi nóng thoáng qua, một ý muốn quấy quá, một tư tưởng hèn hạ, một phút dục tình sôi nổi, một cơn sợ hãi, buồn bực, và nhứt là sự giao hiệp cũng đủ gây ra sự rối loạn của Hình tư tưởng nầy. Nó nhảy ra khỏi vòng của nó đương xây dựng, nó sẽ trở lại khi hết cơn sóng gió, nhưng công việc của nó cũng bị trở ngại một phần nào rồi.

b.- Ảnh hưởng gián tiếp.

Ấy là quả chung (cộng nghiệp) của gia đình, xã hội, quốc gia, chủng tộc, như ảnh hưởng thuộc về đời sống tổng quát của dân chúng, những sự khuyết điểm của đồng bào, những truyền thống xã hội, tôn giáo, chánh trị v.v… Đó là những luồng sóng thanh khí ầm ầm nổi dậy, ngày đêm đánh vào bờ bến của đời sống thế gian, không nghỉ, không ngừng.

Ít ai biết rằng: trước khi con người sanh ra, và sau khi mở mắt chào đời, những hiệu quả đó đã ghi vào thân thể mình rồi và án mắt mình, không cho thấy sự thật, cũng như mang kiếng màu mà xem cảnh vật vậy.

THAI GIÁO LÀ PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN PHẦN SỐ CỦA HÀI NHI.

Hiểu được vai tuồng trọng hệ của cái Phách, những điều có ảnh hưởng tới Hình tư tưởng của Tứ Đại Thiên Vương thì ta có thể tránh được những tai hại cho nòi giống, và tạo được hạnh phúc cho con cái của mình.

Thuở xưa, các bực tiền bối thông hiểu đạo lý nên bày ra: Phương pháp Thai giáo để cải thiện được số mạng của hài nhi phần nào.

Thai giáo gồm hai phương diện:
            Một là: Phương diện vật chất.
            Hai là: Phương diện tinh thần

a/ Phương diện vật chất.

1.- Cữ giao hiệp-

Trước nhứt là cữ giao hiệp. Khi người phụ nữ biết mình có thai rồi thì nên chấm dứt sự giao hiệp. Nếu không được một cách tuyệt đối thì cũng nên hạn chế, ít chừng nào tốt chừng nấy, đặng tránh sự động thai, hay là hư thai, làm hư hỏng công việc của Sứ giả của Tứ Đại Thiên Vương.

Ngày nay, trên mặt địa cầu, dám chắc chỉ có một giống dân tộc thật hiện được việc cữ giao hiệp khi người phụ nữ mang thai mà thôi. Ấy là những người Hounza, khỏe mạnh nhứt thế giới, giữ đúng phép vệ sanh, không đau ốm và trường thọ, không có giống dân nào bì kịp mặc dầu là rất văn minh tiến bộ.

NGƯỜI HUNG ZA

Người Hung Za (Hounza) là một giống dân tộc có lẽ thuộc về giống A ri den (Aryen), giống thứ năm, là giống da trắng, ở phía Bắc xứ Cachemire, trên núi cao từ 1600 tới 2500 thước, quanh năm tuyết phủ và thuộc về miền nam cao nguyên Pamir. Họ sống lâu năm, rất khỏe mạnh, trọn đời không bịnh hoạn. Tánh họ rất vui vẻ, thuận hòa, siêng năng, sạch sẽ, rộng rãi, kiên nhẫn và dường như họ không biết mệt nhọc và sợ hãi là sao. Trong các cuộc hành trình không có một khó khăn nào có thể làm cho họ thốt lời than phiền, hay chấp nhận một sự viện trợ nào. Họ mang gánh nặng đồ vật trên vai thế mà họ nhanh nhẹn như con beo, leo mau trên vách đá thẳng đứng của sườn núi.

Đi gấp rút từ Baltit, thủ đô xứ Hounza, tới Gilgit đồn Anh gần hơn hết, cách nhau 100 cây số, trải qua những đèo, đặng đem tin tức rồi trở về liền; chạy tức tốc tới Taschkougan bên Tây Tạng, cách đó 230 cây số trở về một mạch, trải qua những con đường mòn dốc thẳng xuống và những đèo cao, về tới nhà trầm tĩnh và nhẹ nhàng như lúc mới ra đi, đối với những người Hung Za, những thành tích như thế là tầm thường.

Nói tóm lại họ đủ các tánh tốt của đời văn mình tối cổ và người văn minh hiện kim rất thèm thuồng và chưa được như ý nguyện.

Xin xem thử vài việc mà hiện giờ khắp hoàn cầu chưa dân tộc nào làm được.

“… Một khi thiếu phụ biết mình có thai rồi thì liền từ giã gia đình ở chung với bọn đàn bà con nít, còn anh chồng thì đến ở đậu với những trai chưa vợ. tới chừng nào đứa con thôi bú; vợ chồng mới hiệp nhau như trước. Theo tục lệ thì đứa con trai ba năm mới dứt sữa, còn con gái thì hai năm; nếu đứa kế đó sanh ra trước hai hay ba năm và nó giành sữa với anh hay chị nó thì người ta chê bai nhục nhã rằng nó là đứa con ngoại tình và người ta khinh khi cặp vợ chồng đó.

Đứa nhỏ được hai tuổi thì nó biết đi, người ta giao nó cho anh hay chị lớn hơn nó hai ba tuổi, đai nó trên lưng và coi sóc nó. Nếu là đứa con đầu lòng thì anh em cô cậu hay chú bác giữ dùm. Tới bốn tuổi, đứa trẻ được tự do, anh em trong nhà luôn luôn hòa thuận với nhau không hề có việc cãi cọ, rầy rà hay là gây gổ nhau.

Không có ai phạm tội ngoại tình hay tà dâm. Cũng không có trộm cướp. Thật là thuần phong mỹ tục. Họ cũng có vua và quan vậy nhưng không hề nghe nói dân chúng thán oán. Xứ họ mới thiệt là cõi thiên đàng tại thế.”

2.- Chọn lựa thực phẩm và thuốc men-

Xác thân và cái Phách thanh hay trược, tùy thuộc thức ăn uống và quan trọng nhứt là tình cảm và tư tưởng. Trường chay được thì tốt, bằng không thì bỏ thịt cá và ăn rau cải, gạo lứt, muối hột, cữ những món cay nóng, độc địa.

Phải hoạt động hằng ngày, nhưng đừng làm những công việc nào nặng nhọc quá sức, chớ nên nhón gót với lên cao. Phải cẩn thận trong lúc đi đứng.

Có thai từ ba tháng sắp lên nên dùng thuốc tễ dưỡng thai. Thang Thập nhị hay Thập tam Thái bảo của Tàu rất hiệu nghiệm. Dùng đúng sức thuốc thì chừng lâm bồn mau lẹ, ít đau bụng, đứa nhỏ sanh ra mạnh dạn.

Thuốc Tây cũng rất hay. Tùy phương tiện. Nhưng dầu sao, khi dứt uống thuốc hay chích thuốc Tây thì nên dùng thuốc Bắc. Hiệu quả chắc chắn.

b/ Phương diện tinh thần.

Phần tinh thần nầy thật tối quan hệ. Ấy là tình cảm phải trong sạch, tư tưởng phải thanh cao. Nói cho đúng phép, người đàn bà có thai phải ở trong một hoàn cảnh tốt đẹp, vui tươi, không có một mảy bợn nhơ xen vào. Trước mặt không thấy những cảnh tượng hãi hùng, gớm ghiếc, thương luân bại lý, bên tai không nghe những tiếng thô lỗ, cộc cằn, tục tĩu, rủa sả, chưởi mắng…

Trong lòng người mẹ phải luôn luôn vui vẻ và chứa những ý tưởng nhơn từ, đừng bao giờ nóng nảy phiền hà. Mỗi ngày nên mỗi đọc những sách Luân lý Đạo đức, xem những chuyện trung, hiếu, tiết, nghĩa.

Giữ được như thế thì lẽ tự nhiên, trừ một vài trường hợp bất khả kháng, đứa nhỏ sanh ra phải xinh đẹp, khôn ngoan, tánh tình rất tốt, dầu sao cũng hơn mức trung bình rất xa.

PHONG TỤC BÊN ẤN ĐỘ THUỞ XƯA

Thuở xưa, bắt đầu từ khi người đàn bà có thai cho tới trước ngày sanh, bên Ấn Độ, người ta có tục lệ bày ra những cuộc cúng kiến và đọc những bài kinh, những câu thần chú, khi trầm khi bổng, nghe rất êm tai, để nâng cao tâm hồn người mẹ và giúp cho Hình tư tưởng của Tứ Đại Thiên Vương làm cái Phách của đứa nhỏ cho thật tốt.

Ngày nay tục lệ đó lần lần tiêu mất hết rồi. Đáng tiếc lắm vậy.

Người không học Đạo cho mấy việc nầy là dị đoan, điên rồ, chớ đâu có ngờ rằng: Người xưa thông hiểu Luật Trời và áp dụng nguyên tắc “mỗi tiếng rung động đều làm thay đổi tâm hồn” đặng sửa đổi phần nào số mạng của đứa nhỏ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Dưới đây là hai câu chuyện để chứng minh rằng tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn đối với bào thai.

I: Cô Ruth J. Wild có một đứa con gái được giải thưởng trong một cuộc đấu sắc đẹp có nhiều cô gái nhan sắc tuyệt trần đến dự, thuật lại chuyện cô như vầy:

“Trước khi sanh nở ra, tôi trải qua một thời kỳ khó khăn và đau khổ. Tôi ở lẻ loi một mình, nhưng mà tôi nhứt định, đứa con của tôi sanh ra phải tuyệt đẹp.

Tôi thường đến viếng Bảo tàng viện Brooklyn, ngồi ngắm nghía tượng Nữ Thần Vénus và thần Adonis. Luôn luôn tôi đem theo mình cái bìa của một tờ tạp chí có một đầu hình rất đẹp, do nhà mỹ thuật Boileau vẽ ra, và trong trí tôi luôn luôn hình dung đứa con của tôi sẽ sanh ra.

Tới kỳ tôi nằm chỗ thì tôi sanh ra một đứa con gái và quả nhiên, cái điều tôi mơ mộng và ước ao đã thành sự thật; nó đã làm ra một đứa nhỏ đẹp nhứt trên đời.

Mấy vị Bác Sĩ tuyên bố rằng: từ đó đến giờ chưa thấy một đứa bé nào như nó. Có một vị biết tôi nghèo khổ nên chịu cho tôi 20 ngàn đô la đặng bắt lấy nó. Nhưng dầu cho đem hết vàng bạc trên thế gian đặng bắt lấy nó, tôi cũng chẳng chịu. Tôi biết tôi đã thành công. Tôi thấy gương mặt nó giống hệt bức tranh của nhà mỹ thuật Boileau, còn hình vóc nó un đúc theo những lằn đẹp của những thần tượng mà tôi đã thường ngắm.”

II: Trường hợp thứ nhì là chuyện của cô Virginia Knapp. Cô có một đứa con gái tên Dorothée, được giải thưởng Nữ thần Vénus Mỹ châu, trong một cuộc đấu sắc đẹp tại Madison Square Garden.

Cô nói: “Trong khi có thai, tôi rất thích chú ý đến những sắc đẹp thiên nhiên và tôi thường năn nỉ cảnh vật cho con tôi được một phần cái đẹp của Tạo Hóa. Tôi dám chắc con tôi dung mạo đẹp đẽ là nhờ ý chí cương quyết của tôi, trước khi sanh nó ra, chớ không phải tại dòng giống.”

Cũng vì mấy lẽ trên đây mà mấy bà mẹ Hi Lạp thuở xưa, có thói quen, thường ngày ngắm những hình tượng xinh đẹp và mấy ông già bà cả của chúng ta thường dặn con cháu gái: “Một khi mang con vào dạ thì phải đi đứng ngay thẳng, lời nói phải thanh bai, không nên đi xem hát bội vì sợ thấy tướng Phiên, mặt mày vằn vện đâm ra sợ hãi, rồi sau sanh con ra diện mạo xấu xa”. Thật đúng vậy.

SỬA ĐỔI SỐ MẠNG CỦA NHỮNG TRẺ TỪ LÚC MỚI LỌT LÒNG CHO TỚI KHI LỚN KHÔN BẰNG CÁCH GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG PHÁP ĐẠO ĐỨC

Phải săn sóc và nuôi dưỡng hài nhi một cách hết sức kỹ lưỡng, cho thật đúng phép vệ sanh và nhứt là hết lòng thương yêu nó.

Chớ nên lầm tưởng đứa nhỏ mới sanh ra là một tờ giấy trắng tinh, muốn viết chữ nào hay vẽ hình chi cũng được. Nó đã có không biết bao nhiêu tiền kiếp, mỗi khi tái sanh, nó đều đem theo mình mầm mống của những tánh của nó đã rèn luyện trong những kiếp quá khứ, tốt có, xấu có. Nếu nó gặp hoàn cảnh tốt đẹp, nghĩa là từ cha mẹ đến anh em trong nhà đều hiền lương, tư tưởng và tình cảm thanh cao thì ảnh hưởng nầy cảm đến mầm mống của những tánh tốt, làm cho chúng nở nang mau lẹ; những mầm của tánh xấu không có đồ ăn thì phải héo mòn: lần lần rồi tiêu mất.

Phải giáo dục nó theo phương pháp Đạo đức, từ trong lời nói, từ trong cử chỉ, từ trong cuộc chơi, một cách ngon ngọt dịu dàng, thì lớn lên nó sẽ thành ra một người tốt lành, dầu không phải là một bực vĩ nhơn, chớ cũng tiến hóa hơn người thường rất nhiều.

Trái lại, nếu chung quanh đứa nhỏ toàn là những người nóng nảy, giận hờn, tham lam, ích kỷ, đắm mê vật dục thì những tư tưởng và tình cảm xấu xa nầy nuôi dưỡng mầm mống các tánh xấu, cho chúng nó đâm chối nảy tược mau lẹ, còn mầm mống của các tánh tốt bị hao mòn. Lớn lên đứa nhỏ sẽ hư thân mất nết, bị những trận cuồng phong của cuộc đời lôi cuốn, chưa ắt có những dịp may hay cơ hội tốt để trở lại con đường quang minh chánh đại một cách dễ dàng.

Nói một cách khác, cái Trí và cái Vía của trẻ thơ thu hút những tư tưởng và những tình cảm, bất cứ loại nào, cũng như bông đá hút nước. Vậy chớ nên cho trẻ con lân la với những đứa thất giáo, chúng sẽ nhiễm những thói hư tật xấu một cách mau lẹ, sau khó mà sửa chữa lắm. Dầu cho có cải thiện được cũng phải mất một thời gian khá lâu trên cả chục năm.

Điều hay hơn hết là trong khoảng từ một đến mười bốn tuổi, đứa trẻ nên được ở vào một hoàn cảnh, không phải là Thần Tiên, nhưng mà tương đối là thanh tịnh, trong bầu không khí tốt đẹp, vui vẻ thuận hòa.

Nhưng tiếc thay, vì đời sống quay cuồng của xã hội hiện tại, thật là không dễ mà tìm được một chỗ như ý nguyện; tuy nhiên, ta cứ cố gắng tạo ra một khung cảnh thuận tiện cho sự tiến hóa của trẻ thơ, được điều nào hay điều nấy.

B.    QUẢ TÍCH TRỮ.

Từ khi thoát kiếp thú đầu thai làm người lần đầu tiên cho tới bây giờ, trong kiếp nầy, con người gây ra không biết bao nhiêu Quả, nhưng dám chắc là dữ nhiều lành ít, bởi vì chúng ta còn vô minh.

Nếu Thiên đình bắt ta phải trả một lần một những quả xấu đó thì chắc chắn xác thân ta chịu đựng không nổi, nó phải chết trước ngày giờ đã định. Hơn nữa có nhiều thứ quả cần phải có nhiều xác thân khác nhau và hợp với nó mới trả được.

Ngoài ra, mỗi người trong chúng ta, ở những kiếp quá khứ đã gây ra những quả báo, xấu có, tốt có, với cả trăm, cả ngàn người khác mà họ không phải đi đầu thai một lượt với chúng ta. Có người xuống trần trước và đã qui thần khi chúng ta mới mở mắt chào đời. Có người còn ở cõi Trung giới hay cõi Thượng giới, chưa trở lại thế gian. Có người sanh ra đồng thời với chúng ta song ở nước khác, cách xa cả chục ngàn cây số, trọn đời không hề gặp nhau.

Chúng ta cũng nên biết rằng: Dầu đối diện với nhau Mà Chưa Đúng Ngày Giờ Trả Quả, thì cũng không có việc thanh toán những mối nợ nần cũ đâu.

Thế nên, trong mỗi kiếp chúng ta chỉ trả một số ít quả cũ vừa sức ta, tùy theo trình độ tiến hóa của ta và đồng thời ta còn tạo thêm những quả mới khác nữa.

Vì vậy luôn luôn có Quả Tích trữ. Tới chừng nào ta sắp bước vào cửa Đạo thì ta mới được nhồi quả.

Sau khi đệ tử được ba lần điểm đạo, làm một vị A na hàm (Anagamin) hay là được 4 lần điểm đạo làm một vị La Hán (Arhat) tùy theo trường hợp riêng biệt của mỗi người, thì phải trả cho sạch những Quả Tích trữ còn lại. Rồi từ đó mới nhẹ mình đặng mau bước tới mục đích cuối cùng là được 5 lần điểm đạo làm một vị A sơ ca, toàn giác, toàn năng và toàn thiện, không còn học hỏi cái chi trên dải địa cầu nầy nữa.

Vị A sơ ca đã qua hàng Siêu phàm và còn lo tiến hóa thêm mãi.

C.     QUẢ ĐƯƠNG TẠO.

Quả đương tạo là những quả của ta gây nên ở kiếp nầy do tự do ý chí của ta.

Ba nguyên nhân gây ra quả đương tạo là:

            1/- Tư tưởng;
            2/- Ý muốn và Tình cảm;
            3/- Lời nói và việc làm.

Những quả nầy có ảnh hưởng rất lớn, chúng có thể sửa đổi số phần của ta kiếp nầy và chỉ định số phần của ta kiếp sau nữa. Thế nên ta cần phải hiểu rõ hiệu quả của chúng, vì chính là mỗi người trong chúng ta đều cầm số mạng của mình trong tay.

1/- Tư tưởng.

Tư tưởng con người có hình dạng và màu sắc. Màu sắc nầy tốt đẹp hay xấu xa tùy theo bản tánh của tư tưởng hiền lành hay hung dữ. Hình tư tưởng là một sanh vật, nó cũng mạnh, cũng yếu, cũng sống lâu, cũng thác yểu, cũng khôn ngoan, cũng quỉ quyệt; nói tóm lại con người có tánh nào thì Hình tư tưởng có tánh đó. Nó  vâng theo ý muốn của con người sanh ra nó và nó rất trung thành. Bảo nó làm cái chi thì nó làm cái đó, không hề từ chối, không hề sai chạy. Tội hay phước về phần chủ nó chịu, chớ nó không lãnh một trách nhiệm gì cả.

Tư tưởng có ảnh hưởng to tát đối với sự tiến hóa hay là sự thoái hóa của con người và kiếp số của dân chúng trên địa cầu mà ít ai hiểu và cũng ít ai tin. Bây giờ ta hãy xem xét coi tư tưởng xấu và tư tưởng tốt làm hại và làm lợi như thế nào.

Sự hại của tư tưởng xấu

a/- Ta hại ta trước hết.

Một tư tưởng xấu nảy sanh trong trí ta thì cái hiệu quả của nó ra sao?

Trước hết tư tưởng xấu vừa bay lên trên không trung thì liền đó cái Trí ta rút những tư tưởng xấu đồng bản tánh với nó vô, làm cho một phần chất khí tốt của nó bay ra ngoài nhường chỗ cho chất khí xấu tới thay thế.

Nếu ngày nầy qua ngày nọ, trí ta chứa đầy chất khí xấu thì màu sắc của nó tối thui. Người có mắt Thánh dòm vô sẽ thấy một cảnh tượng đau thương buồn bực.

Những chất khí đó còn làm ra một cái vỏ thành kiến khiến cho ta chỉ thấy chỗ xấu của người khác hay là tật hư nào đó. Thành kiến nầy che khuất ánh sáng Chơn lý cho nên sự xét đoán của ta rất sai lầm, không đúng với thật tế, mà trái lại ta cứ tự đắc là ta hay, ta giỏi hơn người.

Như thế ta hại ta trước hết.

b/- Ta gây tai hại cho những người ở chung quanh.

Tư tưởng xấu của ta đi đâu? Nó vô trí của những người ở chung quanh ta, nó ở trong trí của người nầy vài phút rồi qua trí của người kia và mỗi lần nó tạm ghé vào trí của ai thì nó xúi trí của người đó sanh ra một tư tưởng xấu như nó vậy.

Rồi thì 4 giai đoạn xảy ra:

            Một là: Người đó thêm sức cho nó trở nên mạnh mẽ hơn trước rồi thả nó ra đặng nó đi phá hại kẻ khác;

            Hai là: Tấn tuồng diễn ra lúc trước sẽ lặp lại, nghĩa là trí của y sẽ rút những tư tưởng xấu khác đồng bản tánh vô và một phần chất khí tốt trong trí y bay ra ngoài;

            Ba là: Tư tưởng xấu của y sanh ra còn đi khuấy rối kẻ khác nữa, rồi cứ như thế tiếp tục mãi ngày nầy qua ngày kia, năm nầy qua năm nọ.

            Bốn là: Nhưng cái tai hại không phải bao nhiêu đó mà thôi đâu. Nếu trong lòng người bị nhiễm có tánh xấu như ta đã tưởng thì tư tưởng của ta tăng sức mạnh cho tánh xấu đó làm cho người bị nhiễm càng ngày càng xấu thêm.

Trái lại, người bị nhiễm không có tánh xấu như ta tưởng thì tư tưởng của ta rán tạo cho y có tánh xấu đó.

Chúng ta không phải là những bậc Thánh nhơn, Hiền triết, cho nên trong lòng còn chất chứa những mầm của tật hư nết xấu.

Nếu không có những tư tưởng xấu tới đánh thức chúng nó thì lâu ngày chúng nó sẽ héo mòn rồi lần lần tiêu mất, kiếp sau không trở lại nữa. Trái lại nếu chúng nó bị những tư tưởng ở ngoài vô kích thích, không khác nào vun phân tưới nước thì chúng nó bắt đầu sống dậy rồi càng ngày càng trở nên mạnh mẽ; điều nầy cũng như than vùi dưới đống tro tàn chưa tắt hẳn, gặp đồ bổi thì nó phát cháy bừng lên. Chúng nó làm hại con người chẳng phải nội một kiếp mà còn tới kiếp sau nữa.

Tôi xin đem một thí dụ cho quí bạn xem:

Một người kia cố oán, muốn trả thù cho đã nư giận, nhưng y chưa kịp hành động. Nếu trong lúc đó ai lại khuyên can y, dùng lời hơn lẽ thiệt nói cho y nghe thì chắc chắn y sẽ bỏ ý định trả thù hay là giảm bớt sự hành hung. Trái lại nếu trong lúc đó có một tư tưởng phục thù khác xông vô trí y thêm sức mạnh cho ý muốn của y, tức thì y hành động liền không còn ngày giờ suy nghĩ kịp nữa. Rồi thì có án mạng hay là thương tích xảy ra, câu chuyện thương tâm nầy kéo dài không biết tới mấy kiếp mới dứt tuyệt.

Biết như vầy mới thấy câu “Oan gia nên gỡ không nên kết”“ Lấy oán báo oán, cái oán chẳng dứt” rất đúng. Tục nói: “Đừng cầm dao dá, sợ quỉ giục chém bất tử.”

Không phải là chuyện dị đoan đâu, lời nầy rất hữu lý. “Quỉ” đây là tư tưởng ác tới xúi.

Bây giờ ta hãy thử nghĩ: ngày nầy qua ngày nọ, nhân nầy sanh ra quả kia, rồi quả kia thành ra nhân nọ, cứ nối tiếp nhau mãi, thì một tư tưởng xấu mà ta cho là chuyện nhỏ mọn, mảy mún không đáng kể chẳng cần quan tâm đến, không bao lâu sẽ thành ra một tai họa lớn lao cho đời.

Cũng vì vô minh mà thiên hạ mỗi ngày rải lên trên không trung cả chục ngàn triệu hình tư tưởng mà có lẽ tới 98 phần trăm là những tư tưởng xấu xa, ích kỷ, thì lẽ tự nhiên sự đau khổ của con người chưa biết tới chừng nào mới tiêu tan.

c/- Cái tai hại thứ ba là ta thêm một sự đau khổ cho đời khi ta sanh ra một tư tưởng xấu.

Ta nên biết những tư tưởng đồng bản tánh thì hiệp lại với nhau và làm ra một Hình Tư Tưởng rất lớn, ấy là một hình Liên Hiệp Tư Tưởng, pháp môn đặt tên là Egrégore.

Trên không trung có không biết bao nhiêu hình Liên Hiệp Tư Tưởng, tốt có, xấu có, lành có, dữ có. Nói tóm lại, hễ con người có bao nhiêu tánh tốt và tánh xấu thì có bao nhiêu hình Liên Hiệp Tư Tưởng. Những hình Liên Hiệp rất mạnh mẽ, sống lâu, cũng khôn ngoan và quỉ quyệt vậy. Có nhiều hình Liên Hiệp Tư Tưởng sống tới cả muôn cả ngàn năm rồi. Những hình Liên Hiệp Tư Tưởng xấu xa là những vị Hung Thần, thường gieo tai họa cho đời, gây ra những chiến tranh giặc giã và làm cho đất sụp, nước dâng, đồng khô cỏ cháy, dân chúng đói rét lầm than, mắc nhiều chứng bịnh hiểm nghèo lạ lùng sanh ra bất ngờ, thình lình.

Đó không phải là Trời gieo tai họa cho con người, mà chính là con người tự chuốc lấy cái đau khổ cho mình và đây là cội rễ của Cộng Nghiệp mà tôi sẽ giải tới:

Thật là: “Có Trời mà cũng có ta
              Tu là cội phúc…”

Trái lại, những hình Liên Hiệp Tư Tưởng lành là những vị Phúc Thần hằng ban ân huệ cho đời, giúp con người cải ác tùng thiện và mau bước tới cửa Đạo.

Cõi Trần đã bị những hình Liên hiệp Tư tưởng xấu xa phá hoại rồi, bây giờ ta sanh thêm một tư tưởng xấu nữa, không khác nào lửa đương cháy phừng phừng mà ta cứ thảy củi vô mãi thì tới bao giờ nó mới tắt.

Quả thật, mỗi lần ta sanh ra một tư tưởng xấu, tức là ta thêm một sự khổ cho đời.

Giá trị của tư tưởng lành.

Tư tưởng ác làm hại bao nhiêu thì tư tưởng lành lại làm lợi bấy nhiêu, nhưng mà thường thường hiệu quả của một tư tưởng lành mạnh gấp mười lần và tùy theo thứ tự, cả trăm, cả ngàn lần cho tới cả triệu lần một tư tưởng xấu, bởi vì tư tưởng tốt hành động ở trên mấy cảnh cao siêu, còn tư tưởng xấu hoạt động ở mấy cảnh thấp thỏi.

Mỗi lần ta sanh ra một tư tưởng lành, ta làm được ba việc ích lợi một lượt.

1.-Trước nhứt là ta tập cho cái trí của ta thanh cao.

Trái với lúc ta tưởng quấy, mỗi lần ta tưởng tới một điều lành, thì cái trí ta rút những tư tưởng lành khác đồng bản tánh với nó và đồng thời một phần chất khí xấu trong trí ta bay ra để nhường chỗ cho chất khí tốt ở ngoài vô thay thế.

Cách xua đuổi một tư tưởng xấu.

Lúc mới tập luyện, cái trí còn lau chau cho nên nó bị nhiều tư tưởng xấu xâm nhập vô. Ta phải xua đuổi chúng nó ra lập tức. Nói thì nghe dễ quá, nhưng nếu không biết phương pháp thực hành thì đó là một điều cực kỳ khó khăn.

Thí dụ có một việc làm cho ta nổi nóng. Nếu ta nói: “Tôi không nổi nóng, tôi không nổi nóng”, cả trăm lần như vậy, ta cũng không hết nóng giận. Mà lại còn thấy mệt ngất nữa vì ta ra sức chống chỏi với tánh xấu. Ta sẽ thấy ta bất lực.

Phải nói như vầy: “Tôi vui vẻ và ôn hòa” và nhớ tới tánh vui vẻ và ôn hòa! Ta nói vài ba lần như vậy thì ta không còn nóng giận nữa. Tư tưởng nóng giận bị tư tưởng vui vẻ và ôn hòa đuổi ta khỏi trí mà ta không phí sức nữa. Cái nguyên tắc đó như vầy: Dùng tư tưởng tốt đối lập đặng chống chỏi với tư tưởng xấu thì ta sẽ thành công. Cái trí không thể chấp chứa hai tư tưởng một lượt.

Tôi xin kể ra đây vài tư tưởng đối lập với nhau:

1.- Tư tưởng chân chính ngay thật đối lập với tư tưởng xảo trá, gạt gẫm.
2.- Tư tưởng từ bi bác ái đối lập với tư tưởng hung dữ, ác nghiệt.
3.- Tư tưởng can đảm đối lập với tư tưởng nhát sợ.
4.- Tư tưởng vị tha đối lập với tư tưởng ích kỷ.
5.- Tư tưởng thanh khiết đối lập với tư tưởng ô trược.
6.- Tư tưởng khoan dung đối lập với tư tưởng gắt hiểm.
7.- Tư tưởng nhẫn nại đối lập với tư tưởng nản chí.
8.- Tư tưởng khiêm tốn đối lập với tư tưởng kiêu căng v.v…

Nếu mỗi ngày ta đều nuôi dưỡng tư tưởng từ bi bác ái, và những tư tưởng trong sạch chỉ trong 7- 8 năm như vậy thì cái trí chứa nhiều chất khí tốt, nó sẽ mở mang lớn ra và rất xinh đẹp. Hơn nữa ta còn dùng được một phần cao siêu của cái trí. Phần nầy chỉ có những tư tưởng thanh cao mới cảm đến được mà thôi.

2.- Ta giúp ích cho những người ở chung quanh ta.

Tư tưởng tốt của ta vô trí những người ở chung quanh khuyên họ sanh ra những tư tưởng tốt đồng bản tánh với nó, và khai mở những mầm của các tánh tốt còn tiềm tàng ở trong lòng họ. Nó cũng giúp họ bắt đầu dùng được một bộ phận mới mẻ của cái trí nữa. Họ sẽ thưởng thức được không biết bao nhiêu tư tưởng thanh cao mà xưa nay họ không ngờ là có. Rồi tới phiên họ, họ sẽ sanh ra những tư tưởng tốt khác để cảm hóa những người khác.

3.- Ta giúp đỡ cho đời bớt đau khổ.

Tư tưởng lành của ta còn nhập vô hình Liên hiệp Tư tưởng lành đồng bản tánh với nó và thêm sức mạnh cho Hình Tư tưởng nầy.

Hình Liên hiệp Tư tưởng là một vận hà để chuyển đi ánh sáng và thần lực ở mấy cõi trên xuống Hồng trần đặng làm giảm bớt sự đau khổ của con người.

2/- Quả báo của ý muốn và tình cảm.

Ý muốn và tình cảm cũng có hình dạng và màu sắc như Hình Tư tưởng. Chúng chia ra nhiều thứ, tốt có, xấu có. Quả của chúng gây ra cũng như quả của Tư Tưởng.

Thật ra ít có Hình Tư Tưởng thuần túy, hầu hết đều có pha trộn tình cảm và ý muốn vô trong. 

3/-  Quả báo của lời nói.

Các nhà Huyền bí học đều biết rằng: Vũ trụ nhờ âm thanh tạo ra. Thế nên tiếng nói có một uy lực phi thường. Đáng lẽ mỗi lời nói của ta thốt ra đều phải chơn chánh, dịu dàng và hữu ích, nếu không đủ ba điều kiện nầy thì tốt hơn là thầm lặng, nín thinh.

Chỉ vì con người không thông luật Trời cho nên không biết dùng lời nói cho đúng phép. Thô lỗ, cộc cằn, mắng nhiếc, rủa sả, nói hành, nói vu, hỗn láo, xấc xược thì gây ra những quả xấu cho thân thể của mình sau nầy.

Đọc sử sách ta vẫn thấy một lời nói có thể gây dựng giang san và một lời nói cũng có thể tan tành sự nghiệp.

Thuở xưa, trong một cổ miếu có hình một người bịt miệng ba lần. Đây người xưa có ý dạy chúng ta phải cẩn ngôn và cẩn hạnh một lượt. Tuy nhiên, bịt miệng chưa phải là đủ, có khi phải bịt luôn cả hai lỗ tai và hai con mắt nữa.

(Còn tiếp)

http://www.thongthienhoc.com/sach%20nhan%20qua.htm

Làm Thế Nào Để: Tập bơi

Summer is here for those of us in the Northern Hemisphere. Swimming is a summer/all-season sport and an important life skill to have for all human beings. Nowadays, we have the means the acquire this skill - it's never too late at any age. 

In Việt Nam, with increasing climate change and associated frequent floods, children in particular are in need of swimming lessons. The following two clips are training videos in Vietnamese on freestyle (front crawl) and breaststroke swimming. May they inspire families to learn more from an experienced teacher.

Citizens in developed nations have vast opportunities to access many good things in life. Even "little things" like swimming or riding a bicycle or running, we've taken for granted, whereas some people can't. It is nice to think of less fortunate others and share resources. If you can, help others to be happy, healthy, competent, and beautiful like you are! 

Happy summer!

(VNAC) - Mùa hè đã trở về với cư dân Bắc Bán Cầu. Bơi lội là một bộ môn thể thao của mùa hè hoặc của cả bốn mùa. Bơi lội cũng là một kỹ năng sống quan trọng cho mọi người. Ngày nay, chúng ta có nhiều phương tiện để tập bơi. Nếu có điều kiện, chúng ta nên cố gắng học. Có khuynh hướng cho rằng các vị phụ huynh nên cho con em học bơi từ thuở nhỏ ở các nơi chuyên nghiệp, khi các em dễ hấp thu hơn.

Tại Việt Nam, với biến đổi khí hậu và lũ lụt gia tăng, các trẻ em (và người lớn) lại càng nên có kỹ năng này. Nếu Địa Cầu chúng ta may mắn tạo nhiều nghiệp tốt, giảm khí thải, bớt hâm nóng toàn cầu, bớt biến đổi khí hậu, bớt lũ lụt, thì bơi lội cũng là một cách thể dục tốt để vận động cơ thể, giúp duy trì một đời sống khỏe mạnh.

Hai clip sau đây ghi lại những động tác tập bơi của các em học viên, hy vọng sẽ mang lại nguồn cảm hứng cho các bạn tìm đến kỹ năng bơi lội và học hỏi với một người biết bơi kinh nghiệm. Xin cám ơn huấn luyện viên, các em học viên, và các vị thực hiện bộ phim này. Chúc tất cả chúng ta một mùa hè an toàn, vui vẻ, thăng hoa!




Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Người Trường Chay: Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde

Christine Lagarde, managing director of the International Money Fund, is a vegetarian.
(VNAC) - Ranked by Forbes Magazine as the 17th most powerful woman in the world (2009), France's Minister of Finance Christine Lagarde takes office today, July 5, 2011, as managing director of the International Money Fund (IMF), one of the most influential positions in global finance. Formed in 1944, the International Monetary Fund (IMF) is an organization of 187 countries, whose stated missions are "to foster global monetary cooperation, secure financial stability, facilitate international trade, promote high employment and sustainable economic growth, and reduce poverty around the world."

A noted leader, Ms. Lagarde was also France's Minister of Agriculture (2007) and Minister of Commerce & Industry (2005-2007). She graduated from law school at University Paris X and obtained a master's degree in political science from the Institut d'études politiques d'Aix-en-Provence.

Born in Paris on January 1, 1956 as Christine Madeleine Odette Lallouette, the new chief of IMF came from an intellectual family: her father Robert Lallouette was a professor of English at the Faculty of Rouen and her mother Nicole was a teacher. Christine Lagarde is a Roman Catholic. She is also a vegetarian and a teetotaler.

Ms. Christine Lagarde was a member of the French national synchronized swimming team in her adolescence. She has two sons, Pierre-Henri Lagarde (born 1986) and Thomas Lagarde (born 1988). Her hobbies are yoga, scuba diving, swimming, and gardening. She loves roses. 

Ms. Lagarde plans to bike to work in Washington, DC, USA. She said in an interview, "One concern that most countries share is how to create jobs, especially for young people. We have to make sure that we can build the macroeconomic environment to create enough jobs to give young people the expectation that there is hope for them in the world." 

(VNAC) - Từng được tạp chí Forbes của Mỹ đánh giá vào năm 2009 là vị phụ nữ quyền lực hàng thứ 17 trên thế giới, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Christine Lagarde chính thức nhiệm chức Tổng Giám đốc IMF (International Money Fund - Quỹ Tiền tệ Quốc tế) hôm nay, 5 tháng 7, 2011, một trong các chức vị nhiều ảnh hưởng nhất trên tài chính toàn cầu. Được thành lập vào năm 1944, Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức gồm 187 quốc gia thành viên, với mục đích "phát huy hợp tác tiền tệ trên toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, khích lệ mậu dịch quốc tế, khuyến khích tỷ lệ việc làm cao và phát triển kinh tế bền vững, giảm nghèo trên thế giới." 

Bà Lagarde là một nhà lãnh đạo nổi tiếng, từng phục vụ trong vai trò Bộ trưởng Nông nghiệp (2007) và Bộ trưởng Thương mại & Kỹ nghệ (2005-2007) của Pháp. Bà tốt nghiệp luật khoa từ đại học Paris X và có bằng thạc sĩ khoa học chính trị từ Institut d'études politiques d'Aix-en-Provence.

Chào đời tại Paris vào ngày 1 tháng 1 năm 1956, nhủ danh Christine Madeleine Odette Lallouette, vị tân giám đốc IMF đến từ một gia đình trí thức: Robert Lallouette, thân phụ bà là giáo sư Anh ngữ tại Rouen, trong khi Nicole, mẫu thân bà, là một giáo viên. Bà Christine Lagarde là người Công giáo. Bà cũng là người trường chay và hoàn toàn không uống rượu.

Trong thời niên thiếu, Christine Lagarde là thành viên trong đội bơi đồng bộ của quốc gia Pháp. Bà có hai người con trai, Pierre-Henri Lagarde (sinh năm 1986) và Thomas Lagarde (sinh năm 1988). Các sở thích của bà là yoga, lặn biển, bơi lội, và làm vườn. Bà rất yêu hoa hồng.

Bà Lagarde dự định sẽ đi làm ở Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ bằng xe đạp. Bà phát biểu trong một buổi phỏng vấn: "Một vấn đề mà đa số các quốc gia đều quan tâm, đó là làm sao để tạo việc làm, nhất là cho những người trẻ. Chúng ta phải bảo đảm rằng có thể xây dựng một môi trường kinh tế vĩ mô để tạo đủ việc làm, để những người trẻ tuổi có thể trông mong rằng còn hy vọng cho họ trên thế giới."

Làm Thế Nào Để: Giảm sưng mắt với mẹo nhỏ tại nhà (Phương Anh)

Home remedies for puffy eyes: recruit the help of cucumber slices, cold tea bags, ice, cold water, or warm towel. Reduce your salt intake if that's part of the cause. Let's take care of our precious God-given bodies - with respect and love.

Mẹo nhanh chữa sưng mắt
Phương Anh / EVA.VN

Thỉnh thoảng đôi mắt chúng ta lại bị sưng phồng lên, nguyên nhân là do stresss, côn trùng cắn, do vi rút, vi khuẩn xâm nhập hay các nguyên nhân gây dị ứng khác.

Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể sử dụng những mẹo nhỏ ngay tại nhà để cứu chữa cho đôi mắt này.

- Rửa mắt bằng nước lạnh hoặc nước đá. Nó sẽ làm giảm hiện tượng sưng đỏ của mắt.

- Bạn cũng có thể lấy một miếng cotton hoặc khăn mềm nhúng vào nước ấm rồi đắp lên đôi mắt có vấn đề trong ít phút.

- Khi mắt sưng do phải làm việc quá sức hay bị stress thì điều bạn cần làm là hãy để cho mắt được nghỉ ngơi. Bạn hãy cắt những miếng dưa chuột mỏng rồi đắp lên mắt, nhắm mắt thư giãn trong ít phút. Biện pháp này sẽ giúp cho đôi mắt được thư giãn và sảng khoái hơn.


- Tương tự bạn cũng có thể dùng gói trà lạnh để thay thế.

- Còn nếu bạn bị sưng mắt do nạp quá nhiều muối hoặc natri cho cơ thể thì bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình, giảm thiểu những thức ăn có chứa những thành phần chất này.


http://www.eva.vn/lam-dep/meo-nhanh-chua-sung-mat-c58a28968.html

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Cõi Thơ: Thư Chị (Quỳnh An)


This poem titled "My Sister's Letter" is based on a skype conversation between two sisters. One morning, when the elder sister in Việt Nam was about to have breakfast, she noticed that her neighbor was chasing after the little chicks to sell them. Meanwhile, the mother hen was frantically looking for her children. It was a heartrending sight. Both sisters are vegetarian.

Thư Chị
~ Quỳnh An 
Kỷ niệm một buổi chuyện trò với Chị

Bé yêu,
Ngày mai chị sẽ lên bệnh viện
Theo phái đoàn đi nấu cơm chay
Phát cho người lâm cảnh không may
Nhà thương nghèo cho những người nghèo
Chút ơn nghĩa tạ tình xã hội

Đường xe buýt sẽ thay hai đổi
Ngõ vào làng một bận xe ôm
Ban nhà bếp lòng cũng kiên cường
Không quản ngại hành trình tất bật

Chung quanh mình có nhiều vị Phật
Tâm bồ đề từng bước hoa sen
Giữa đời thường nào ai hay biết
Suối cam lồ trong lành cõi Niết

Mà thôi đến giờ chị đi ăn
Và giặt đồ cho kịp phơi nắng sáng
Bà hàng xóm đang nhốt gà con để bán
Gà mẹ chạy vòng vòng, kêu tục tục tìm con

Chị hỏi bà bán bao nhiêu một chú
Bà ta nói 9.000 đồng
Tức là khoảng 50 xu đó bé!

Gà con và gà mẹ dễ thương chi lạ
Mới hôm qua còn vung văng vung vẻ
quấn quýt bên khóm rau
Có ngờ đâu bỗng chốc sẽ xa nhau
Tình mẫu tử đoạn lìa như dao cắt

Có mấy con heo cũng sắp phải lên đường
Buồn quá!

Nguyện cầu cho hòa bình và tình thương
Chúc thịnh vượng cho quê hương
Và mọi người tu hành, không còn chiến tranh
Cho tâm linh tiến hóa, cho Địa Cầu mãi xanh

Love all, serve all
Thương yêu và phục vụ tất cả nhé.

Chị của bé

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Hủ tiếu gạo lứt xào chay (Đầu bếp Lê Thị Ý Nhi)

Photo: Hồng Thái
Brown rice noodle stir-fried with bok choy, carrot, and jicama. Season with tamari. Garnish with golden toasted sessame seeds and crumbled toasted seaweed.

Hủ tiếu gạo lứt xào chay
Hướng dẫn: Đầu bếp Lê Thị Ý Nhi, Nhà hàng Chân Nguyên 
Thực hiện: Minh Cúc

Nguyên liệu (1 người ăn):
  • 50g hủ tiếu gạo lứt (khoảng 1/3 chén)
  • 20g cải thìa (1/8 chén)
  • 20g cà-rốt (1/8 chén)
  • 20g củ sắn (1/8 chén)
  • 1 cọng boa-rô
  • 1,5 muỗng cà-phê tương tamari
  • Gia vị
Cách làm: 
  • Củ sắn, cà-rốt bào vỏ, xắt sợi. 
  • Cải thìa cắt khúc để cọng, lá riêng. 
  • Hủ tiếu ngâm 30 phút cho mềm. 
  • Phi hành boa-rô với dầu cho thơm, cho củ sắn, cà-rốt vào xào khoảng ba phút, cho cải thìa cọng vào. 
  • Cho hủ tiếu vào xào, nêm tương tamari, gia vị cho vừa ăn, cho lá cải thìa vào xào sơ. 
  • Trang trí món ăn với mè rang vàng và rong biển rang tương.

http://sgtt.vn/Huong-vi-que-nha/137673/Mon-chay-thang-gieng.html

Khuôn Vàng Thước Ngọc: Vài thí dụ về nhân quả (Bạch Liên)

The law of cause and effect (karma) is natural and scientific. Master its principle and one can master one's destiny.

Trích: "NHÂN QUẢ"
Tác giả BẠCH LIÊN
1971
www.thongthienhoc.com

CHƯƠNG THỨ NHỨT: CÁC TÔN GIÁO ĐỀU CÓ DẠY NHÂN QUẢ

CHƯƠNG THỨ NHÌ: VÀI THÍ DỤ VỀ NHÂN QUẢ

Quí bạn thường nghe nói về Nhân Quả; song phần đông cho là chuyện viễn vông, xa vời không biết đâu mà tin, vì không thấy trước mặt như hai với hai là bốn.

Nhưng quí bạn hãy chịu khó suy nghĩ một chút thì thấy Nhân Quả là chuyện xảy ra hằng ngày, trong mình ta, trong nhà, ngoài đường và chỗ nào cũng có. Tôi xin kể vài thí dụ cho quí bạn nghe :

Một người kia trợt té, trầy đầu gối. Trợt té là nhân, trầy đầu gối là quả. Cầm một tách nước đổ trên bàn, cái bàn ướt. Đổ nước trên bàn là nhân, cái bàn ướt là quả. Siêng năng, cố gắng và biếng nhác là nhân; học giỏi, học dở là quả.

Cần kiệm thì dư giả, xài phá thì thiếu hụt. Cần kiệm và xài phá là nhân; dư giả, thiếu hụt là quả. Chưởi người, đánh người thì bị người chưởi lại, đánh lại. Chưởi người, đánh người là nhân; bị người chưởi lại, đánh lại là quả. Đồ ăn sanh ra máu huyết, xương thịt. Đồ ăn là nhân; máu huyết, xương thịt là quả. Trồng hường thì hường mọc lên, trồng đậu thì đậu mọc lên. Không khi nào gieo lúa mà mọc ớt bao giờ.

Luôn luôn có Nhân thì có Quả, nhưng có khi Quả tới mau hay chậm là tùy theo tánh cách và trường hợp của Nhân.

Cấy lúa thì tùy theo giống, ba tháng hay sáu tháng gặt được, còn trồng xoài, sáu bảy năm mới có trái, v.v…

Trong trời đất toàn là những cuộc tuần huờn do một dọc nhân và quả nối tiếp nhau, nhân nầy sanh ra quả kia, quả kia lại thành ra nhân nọ.

Trở lại thí dụ ta té trầy đầu gối; ta trầy đầu gối thì thân thể đau nhức. Trầy đầu gối khi trước là cái quả của cái té, mà bây giờ nó thành ra cái nhân, làm cho thân thể đau nhức thì ta ngủ không được. Cái quả thân thể đau nhức trở lại thành ra cái nhân làm cho ta mất ngủ.

Luật Nhân Quả mới nghe qua thì dễ hiểu, song thật sự nó cực kỳ khó khăn và vô cùng phức tạp, vì có những nguyên nhân do tư tưởng và ý muốn sanh ra cả chục kiếp trước nghĩa là sáu bảy ngàn năm rồi, chúng ta không tri ta được và dính liền với cả chục, cả trăm và cả muôn người khác nữa. Phải tu hành tới bực Chơn sư sắp lên mới rõ các chi tiết.

Luật Nhân Quả, luật Luân Hồi và luật Hy Sanh là ba luật rất quan trọng mà người học đạo phải biết một cách rành rẽ thì mới tiến mau. Ba luật nầy đều có liên quan mật thiết với nhau. Gây ra nhân lành hay dữ đều phải đầu thai đặng hưởng quả tốt hay quả xấu của mình đã tạo ra. Tới chừng nào người ta thật quên mình và hy sanh vì thương đời, không còn háo danh hay tư lợi nữa thì mới chặt được dây xiềng xích trói mình vào bánh xe luân hồi.

Thế nên biết được luật Nhân Quả dầu một cách tổng quát cũng nắm được số mạng mình trong tay, miễn là có chí khí và nhẫn nại sửa cách ăn thói ở của mình cho hạp với luật Trời, in theo những lời các vị giáo chủ dạy dỗ.

Sự khảo cứu về Nhân Quả chia ra làm sáu phần :

1)    Nhân quả là luật Thiên nhiên

2)    Cách gây ra Nhân quả

3)    Các thứ Nhân quả

4)    Ai định cách trả quả

5)    Cách diệt Nhân quả

6)    Những chuyện Nhân quả

1)- NHÂN QUẢ LÀ LUẬT THIÊN NHIÊN

Ta có thể nói rằng Nhân - Quả là luật Thiên nhiên, ở đâu cũng có nó, nó thâm nhập khắp nơi, không có loài nào tránh khỏi ảnh hưởng của nó.

Ta hãy xem một hiện tượng xảy ra. Hiện tượng nầy vừa là Quả, vừa là Nhân một lượt. Quả của một quá khứ và Nhân của một tương lai. Quả của quá khứ bởi vì có một nguyên nhân sanh nó ra, còn Nhân của tương lai bởi vì nó sanh ra một hiện tượng mới khác nữa.

Trong đời sự nối tiếp và sự liên lạc việc nầy với việc kia, người ta gọi là Luật Nhân Quả. Người ta gọi Luật căn bản, nhờ nó mới có trật tự, sự thăng bằng và tiến hóa của Nhân loại.

Trong trời đất, tất cả những hiện tượng xảy ra đều là những cuộc tuần huờn do một một dọc Nhân và Quả nối tiếp nhau, Nhân nầy sanh ra Quả kia, rồi Quả kia lại trở thành Nhân nọ. Nhân – Quả cứ tiếp tục từ Vũ trụ nầy qua Vũ trụ kia, từ Thái dương hệ nầy sang Thái dương hệ nọ; chớ không phải riêng gì dải Hành tinh, hay là kiếp sống của loài người và các loài khác mà thôi.

Các điều mà chúng ta gọi là Nhân – Quả hay là “Nghiệp” tiếng Phạn gọi là Cát ma (Karma). Karma có nghĩa là Hành động. Nhưng mà sự Hành động luôn luôn bao hàm sự Phản động. Vì vậy Karma có nghĩa là Động và Phản động một lượt. Sự Động và Phản động luôn luôn cân xứng với nhau và chống chỏi với nhau mãi.

Thí dụ: Ta lấy tay đập vào cái bàn thì tay ta bị dội lại. Sự dội lại là sự Phản động của cái bàn. Cầm trái banh liệng vào vách tường, nếu ta liệng nhẹ thì nó dội lại nhẹ, ta liệng mạnh thì nó dội lại mạnh.

Thế nào gọi là Luật Thiên nhiên?

Bây giờ ta nên hỏi: Luật Thiên nhiên là luật gì? Luật Thiên nhiên là một dọc Nhân Quả nối tiếp nhau theo thứ tự nhứt định và không đổi dời.

Thí dụ: Có A với B thì luôn có C theo một bên. Luật nầy không phải là một mạng lịnh, nó không bảo các ngài làm cái nầy, chớ không nên làm cái kia, hay là các ngài phải có A và B thì mới có C, mà nó lại nói: Nếu các ngài muốn có C thì phải hiệp A và B lại, hoặc nếu các ngài không muốn có C thì phải rán làm cho A dang xa B, hoặc nếu các ngài đem A cách xa B thì các ngài không có C.

Vì vậy ta có thể nói chắc chắn rằng Luật Thiên nhiên không phải là một luật bó buộc mà nó là một luật để giúp ta hành động cho đúng với Cơ Trời, nó dạy ta biết những điều kiện nào mà ta phải giữ nếu ta không muốn tạo thành hay là tránh xa một hiệu quả nhứt định.

Những Luật Thiên nhiên vốn bất di bất dịch và bất vi phản (inviolable). Nếu chúng nó đổi dời mãi thì không khoa học nào tồn tại được.

Không phải bữa nay khinh khí với dưỡng khí hiệp lại thành nước, rồi ngày mai hai thứ đó lại thành lửa; không phải bữa nay lửa nóng dữ dội rồi ngày mai nó lại lạnh như đồng, nếu bữa nay nước lỏng le rồi ngày mai nó đặc cứng thành nước đá là tại điều kiện của hoàn cảnh thay đổi. Bởi vậy tục ngữ Pháp có câu: “Biết thì làm được” (Savoir, c’est pouvoir).

Vì chưng dây Nhân Quả nối chằng chịt với nhau không thể tránh được cho nên người dốt nát phải bó tay chịu bất lực trước những Luật Thiên nhiên. Còn nhờ sự học hỏi rộng sâu ta thấu hiểu luật Trời thì ta dễ kiểm soát những động lực của ta sanh ra hầu tránh những kết quả không hay về sau nầy.

Luật Nhân Quả cắt nghĩa theo Khoa học

Vũ trụ là sự biểu hiện của khí lực. Khí lực có thể biến đổi ra điện, từ điện, nhiệt lực, ánh sáng v.v…

Mặt trời là một bầu khí lực lớn, còn điện tử là một bầu khí lực nhỏ. Kim thạch, thảo mộc, cầm thú hay là con người đều là những bầu khí lực, đây không phải là lời nói ngoa đâu, bởi vì xác thân của con người, thú vật, cây cỏ và kim thạch đều làm bằng những tế bào, mà mỗi tế bào đều do nhiều nguyên tử cấu thành.

Đem phân tích mỗi nguyên tử thì thấy:

a) Chính giữa là một hột gọi là nhân (noyau) chứa nhiều hột điện dương (dương điện tử - protons) và một số hột không chứa điện nào cả, gọi là trung hòa tử (neutrons);

b) Chung quanh nhân thì có những hột điện âm (âm điện tử - (électrons) xây tròn không khác nào những hành tinh xây quanh mặt trời. Chính giữa âm điện tử và nhân là khoảng trống không tuyệt đối. Ngày nay khoa học cho rằng vật chất tương đương với khí lực (matière – énergie) bởi vì khi khí lực hiện ra thì có một khối vật chất tiêu tan.

Sự biến đổi khí lực

Trong lúc ta ăn uống, dùng thuốc men thì ta thâu khí lực vô mình bởi vì đồ ăn hay thuốc men khi tiêu hóa thì biến thành máu huyết, xương thịt, hay là thêm sức mạnh cho ta.

Nếu ta dùng khí lực hay là sức mạnh nầy đặng làm những việc lành, việc phải, hữu ích cho đời thì ta gọi khí lực nầy tốt. Trái lại nếu ta dùng nó để làm việc dữ gây ra những sự khổ não cho đời thì người ta gọi khí lực nầy xấu. Thật sự khí lực nầy không tốt mà cũng không xấu, chỉ tại cách ta sử dụng nó thôi, cũng như điện, để đốt đèn, để nấu ăn, để chạy máy đều được mà dùng để giết người cũng được nữa.

Làm mất sự thăng bằng của Vũ trụ

Trọn đời, con người là một cái máy biến điện, nó thâu khí lực vô mình rồi biến đổi ra việc lành hay việc dữ.

Nhưng ta nên biết chung quanh cõi Hữu hình mà ta gọi là cõi Trần đây còn 6 thế giới khác nữa mà con mắt ta không thấy được, bởi vì nó làm bằng những chất khí, càng lên cao thì càng mảnh mai và càng tốt đẹp hơn chất khí làm ra cõi Trần nhiều lắm.

Bởi không thấy được nên tạm gọi chúng nó là cõi Vô hình.

Những thế giới Vô hình nầy bắt dưới kể lên thì là như vầy:

1/ Cõi thứ sáu là thế giới Tình cảm hay cõi Dục giới, cũng gọi là Trung giới (Plan astral).

2/ Cõi thứ năm là thế giới Tư tưởng hay là cõi Thượng giới, cõi Thiên đường hay là cõi Trí tuệ (Plan mental).

3/ Cõi thứ tư là thế giới Trực giác hay là cõi Bồ đề (Plan Bouddhique).

4/ Cõi thứ ba là thế giới Thiêng liêng hay là cõi Niết Bàn (Plan Nirvanique ou Nirvana).

5/ Cõi thứ nhì là thế giới Đại Thiêng liêng hay là cõi Đại Niết Bàn (Plan Paranirvanique ou Paranirvana).

6/ Cõi thứ nhứt là thế giới Tối Đại Thiêng liêng hay là cõi Tối Đại Niết Bàn (Plan Mahaparanirvanique ou Mahaparanirvana).

Sáu thế giới nầy cộng với cõi Trần là 7 cõi. 7 thế giới nầy thâm nhập với nhau và liên quan mật thiết với  nhau.

Bây giờ đây thí dụ ta đấm trên không một cái. Quả đấm của ta không đụng tới ai cả, nhưng khi ta giơ tay đấm thì ta phóng ra một lực lượng đụng tới những lực lượng khác trong vũ trụ làm cho mất sự thăng bằng của chúng nó.

Ta nên biết rằng trong trời đất vạn vật đều tuân theo luật thăng bằng và luật điều hòa. Nếu có cái chi làm chinh sự thăng bằng và sự điều hòa thì sự vật phản động đặng lập lại sự quân bình như trước. Ấy là thuyết “thế lực quân hoành” (Equilibre des forces) của khoa học và nhờ vậy mà toàn thể khí lực không bao giờ mất.

Trở lại câu chuyện quả đấm của ta khi nảy, khi ta làm mất sự thăng bằng của các lực lượng khác thì lẽ dĩ nhiên chúng phản động lại xuyên qua ta đặng lập lại sự quân bình như khi trước. Nghĩa là, ta phải lãnh lấy hậu quả của những việc mà ta đã làm.

2)- BA CÁCH GÂY RA NHÂN QUẢ

Có ba cách gây ra Nhân Quả:
  • Một là: Tư tưởng;
  • Hai là: Ý muốn và tình cảm;
  • Ba là: Lời nói và việc làm.
Bởi vì khi ta,
  • Tưởng đến một điều gì,
  • Muốn một điều gì,
  • Nói, hay làm một điều gì
thì ta sanh ra một lực lượng động đến:

1)- Những lực ở thế giới Tư tưởng (Cõi Thượng giới);

2)- Những lực ở trong thế giới Tình cảm (Cõi Trung giới hay là Dục giới);

3)- Những lực ở trong thế giới Hữu hình hay là cõi Trần nầy.

Hiểu như vậy có thể nói: Mỗi lần ta tư tưởng, ta ham muốn, hay là ta nói năng hành động, ta sửa đổi vị trí của ta đối với Vũ trụ và vị trí của Vũ trụ đối với ta.

Hễ ta cắt nghĩa về Nhân Quả thì ta phải nói tới những lực và những hiệu quả của chúng. Những lực nầy thuộc về cõi Trần, hữu hình nầy, hoặc thuộc về thế giới Tình cảm hoặc thuộc về thế giới Tư tưởng.

Cả ngày lẫn đêm, mỗi giờ, mỗi phút ta đều diễn động ba thứ lực nầy và tùy cách ta sử dụng chúng, ta giúp đỡ, hay là ta cản trở đường tiến hóa của những kẻ khác bởi vì không phải ta ở riêng biệt một mình giữa cõi Trần mà ta vẫn sống chung với Nhân loại, một khối duy nhứt, hiện giờ gồm bốn ngàn triệu linh hồn như  ta. Mỗi tư tưởng, mỗi ý muốn, mỗi tình cảm, mỗi lời nói và mỗi việc làm của ta đều cảm tới những người đồng loại, luôn cả các loài thú vật, cây cỏ, kim thạch và tinh chất ở chung quanh ta. Ai ở gần ta chừng nào thì chịu ảnh hưởng nhiều chừng nấy.

Rồi một thời gian sau, tùy theo bản tánh của chúng, ta phải lãnh lấy cái Phản động lực, tốt hay xấu, lành hay dữ, không trốn tránh đường nào cho khỏi được.

Tới đây quí bạn đã thấy: Luật Nhân Quả là luật bảo tồn toàn thể khí lực của Vũ trụ không cho tiêu tan chớ nào phải chuyện dị đoan phi lý …

Nhờ nó dạy ta phải hành động cách nào cho hợp với cơ Trời, ta tiến tới mau và không gây quả xấu về sau cho người và cho ta một lượt.

Đừng phạm luật Trời

Xin nhớ: hễ luật Trời thì đừng vi phạm, vi phạm thì sẽ bị trả quả bởi vì trong vũ trụ các luật đều quân bình. Nếu luật nào bị mất quân bình thì luật đó sẽ phản động trở lại quân bình như xưa. Chúng ta không thể thủ tiêu một luật thiên nhiên nào cả và cũng không thể ngăn cản nó không cho nó hành động được; nhưng chúng ta có thể đem một luật khác chống với nó. Nếu hai sức mạnh bằng nhau thì luật trước không còn hiệu lực nữa; ta đổi chiều hướng của sự hành động của nó rồi. Ví bằng luật ta dùng yếu hơn luật trước thì luật trước sẽ có ảnh hưởng đến ta, nhưng sức mạnh của nó đã giảm tùy theo sức đối chọi của luật ta sử dụng.

Thí dụ: ta thảy trái banh vô vách, trái banh sẽ đụng vách, nếu không có cái cho ngăn cản nó. Bây giờ có một người khác đưa ra một tấm ván chính giữa nó và vách, khi nó đụng tấm ván thì nó dội ngược, nó không đi tới vách được mà đi qua ngã khác. Xin lấy luật hấp dẫn hay hấp lực (loi d’attraction) mà giải thêm nữa, theo luật nầy vạn vật đều bị rút xuống trung tâm trái đất.

Ta hãy bắt một cái thang rồi trèo lên. Lúc trèo, ta bị hấp lực đè xuống nhưng ta dùng một luật khác chỏi với nó, luật đó là sức mạnh của bắp thịt ta. Sức của ta dùng thắng hấp lực, nên ta mới leo lên được, tới chừng nào ta mỏi mệt, hấp lực thắng, ta phải ngừng lại.

Chung quanh ta là những luật Trời, ta phải học rành rẽ đặng áp dụng vào đời sống hằng ngày của ta, nhờ vậy ta mới tiến mau. Muốn áp dụng luật nào ta phải học rành rẽ luật đó và phải tuân theo nó trước, nhiên hậu mới điều khiển nó được. Nói một cách khác, muốn chinh phục tạo vật trước hết ta phải tùng phục nó. (La nature est conqise par l’obéissance).


(Còn tiếp)

http://www.thongthienhoc.com/sach%20nhan%20qua.htm
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...