It's World Week for the Abolition of Meat. To read Heather Moore's cogent article, please click here.
Bãi bỏ thịt
Heather Moore (nguyên văn tiếng Anh, “Abolish Meat”)
Việt dịch: VietNamAnChay.com
Ngày 24 đến 30 tháng 1 là Tuần lễ Thế giới Bãi bỏ thịt, thời gian khi dân chúng trên toàn cầu suy nghĩ về rất nhiều lý do ta không nên ăn thịt động vật. Từ quốc gia này đến đất nước nọ, bao người khai ngộ sẽ theo bước chân của những bậc tư tưởng gia và nhà nhân đạo vĩ đại nhất trong lịch sử – bao gồm Pythagoras, Albert Einstein, Leo Tolstoy, Clara Barton, Thánh Gandhi – và loại bỏ thịt trong thức ăn của họ. Bạn sẽ là một trong những người này?
Nếu vậy, bạn sẽ là một phần tử trong phong trào được tăng trưởng đều đặn trong thời gian qua. Không còn nghi ngờ gì nữa: người người trên thế giới trên tránh lối ẩm thực có thịt. Ngày Thứ hai Không Ăn thịt được chấp hành tại các trường học và cơ quan chính phủ. Thịt chay có bán tại các siêu thị, sân vận động, và nhà hàng. Các bản tin gần đây cho thấy lối ăn chay không sản phẩm động vật đã vào dòng chính ở Hoa Kỳ, được cổ động bởi những nhân vật nổi tiếng được yêu thích như Alicia Silverstone, Emily Deschanel, và Lea Michele. Ngay cả cựu tổng thống Bill Clinton, một thời từng mê thích thức ăn nhanh kém dinh dưỡng, cũng đã khen lối ăn hầu như thuần chay của ông. Các món chay chính được nằm trong danh sách “Những Gì Nóng trong Năm 2011” trong trưng cầu ý kiến của Hội Nhà hàng Quốc gia Hoa Kỳ.
Việc hoàn toàn bãi bỏ thịt có thể vẫn còn là một điều xa vời, nhưng ngày nay càng có thêm những người nhận ra lợi ích của một thế giới không ăn thịt.
Trước hết, sẽ không còn các trang trại nhà máy hoặc lò sát sinh. Những bé lợn con vừa mới chào đời sẽ không bị tách rời khỏi mẹ chúng, rồi sau đó hầu như suốt kiếp bị dồn bên trong những thùng nhỏ bằng kim loại, bị nhét chật vào trong chuồng để “được” nuôi cho lớn và giết lấy thịt heo. Gà sẽ không còn bị cắt mỏ nhạy cảm của chúng mà không có chút thuốc giảm đau, hoặc bị phỏng cho đến chết trong những bể nước sôi lột lông gà. Bò sẽ không bao giờ còn bị chặt chân xẻ thịt trong khi còn cảm giác; các con của chúng cũng không bị đóng thùng rồi mang đi giết lấy thịt bê.
Phân và nước tiểu của thú vật sẽ không tràn ra các nguồn sông nước của chúng ta. Không ai còn phải sống gần trang trại nhà máy chăn nuôi, mỗi lần gió thổi mang mùi hôi phát buồn nôn và đầy ô nhiễm. Mê-tan, ni-tơ oxít, và các loại khí nhà kính gây thiệt hại nặng nề sẽ giảm bớt rất nhiều; vấn đề năng lượng của chúng ta cũng giảm. Hiện thời, hơn 1/3 nhiên liệu hóa thạch sản xuất ở Mỹ chỉ dùng để nuôi thú vật làm thức ăn cho loài người.
Nếu không có thịt, thực phẩm cũng sẽ dồi dào hơn để chia cho mọi người. Theo hội từ thiện cứu đói Vegfam, một nông trại rộng 10 mẫu có thể:
nuôi 60 người nếu trồng đậu nành,
nuôi 24 người nếu trồng lúa mì,
nuôi 10 người nếu trồng bắp,
nhưng chỉ cung cấp thức ăn được cho 2 người nếu nuôi nông súc lấy thịt.
Để sản xuất:
1 cân Anh (1/2 kg) thịt bò, cần 4,8 cân Anh (2,2 kg) ngũ cốc,
1 cân Anh (1/2 kg) thịt gà, cần 4,5 cân Anh (2 kg) ngũ cốc,
1 cân Anh (1/2 kg) thịt heo, cần 7,3 cân Anh (3,3 kg) ngũ cốc,
như thế ta thấy, ngay cả một chút thịt dường như cũng quá hoang phí (đó chưa kể ngày nay toàn quảng cáo những phần ăn siêu lớn).
Loài người sẽ khỏe mạnh hơn nếu không có những bữa ăn đầy mỡ, đầy cholesterol trong các món thịt, có thể đưa đến bệnh béo phì, bệnh tim, tiểu đường, và ung thư. Nếu việc sản xuất thịt chấm dứt, các bệnh truyền từ thức ăn sẽ ít đi. Điều này cũng rất quan trọng vì một tường trình gần đây của Trung tâm Khoa học cho Lợi ích Công cộng ghi nhận rằng nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ không khám phá và ứng phó thích đáng trong các trận dịch ngộ độc thức ăn.
Bãi bỏ thịt có thể sẽ không biến thế giới này thành một nơi hoàn mỹ, nhưng ít nhất cũng giúp Địa Cầu hiền hòa hơn, xanh tươi hơn, lành mạnh hơn. Việc nuôi ít thú vật và đối xử với thú vật ít tàn nhẫn hơn là những bước về hướng đi đúng, nhưng cuối cùng, việc sản xuất thịt phải chấm dứt, giống như nô lệ, bóc lột sức lao động trẻ em, và những tệ nạn xã hội khác. Khi người chủ có ít nô lệ hơn hoặc đối đãi với nô lệ tốt hơn, như vậy vẫn không chấp nhận được – bãi bỏ nô lệ là điều đạo đức duy nhất để làm.
Một ngày nào đó, việc sản xuất thịt sẽ nằm trong một xó của những trang sử ký, bên cạnh nạn nô lệ và những điều bất công khác. Cho đến ngày đó, hãy bãi bỏ thịt trong thức ăn của bạn, cho dù chỉ 1 tuần.
http://www.sacbee.com/2011/01/24/3346961/abolish-meat.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét