Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Bò kho chay - Aisa (Vietnamese vegan stew)


Vietnamese vegan stew is a favorite among Vietnamese. It can be enjoyed with bread or rice vermicelli. 

Ingredients:
  • 1/2 bag beef stew seasoning 
  • 1 can tomato paste
  • 2 teaspoons salt 
  • 2 teaspoons mushroom seasoning
  • 1 tablespoon soy sauce 
  • 1 tablespoon sugar
  • Carrots (about 2-3 medium ones)
  • 1 tablespoon leek, finely chopped
  • 1 tablespoon vegetable oil
  • A handful of lemongrass stalks, pounded 
  • 1 can vegetable broth 
  • Textured vegetable protein, soaked in warm water & drained
  • Fresh basil (if eaten with bread)
  • Bean srpouts (if eaten with rice vermicelli or yellow noodle)
Directions:
  1. Sauté leek with oil, then add stew seasoning and stir fry with textured veggie protein. Add a pinch of salt.
  2. Combine tomato paste, vegetable broth, lemongrass, and carrots. Cook until the carrots are tender.
  3. Season to taste with salt, mushroom seasoning or soy sauce, and a pinch of sugar.
Bò kho chay
Theo Aisa

Nguyên liệu:

  • 1/2 gói gia vị nấu bò kho
  • 1 hộp tương cà nhỏ (tomato paste)
  • 2 muỗng cà-phê muối
  • 2 muỗng cà-phê bột nêm nấm (mushroom seasoning)
  • 1 muỗng canh nước tương
  • 1 muỗng canh đường
  • Cà-rốt
  • 1 muỗng canh boa-rô xắt nhuyễn
  • 1 muỗng canh dầu ăn
  • 1 bó sả, đập giập cho có mùi thơm
  • 1 hộp nước soup chay
  • Thịt chay - Aisa mua loại làm sẵn ở chợ, trong gói khô, về ngâm nước âm ấm cho nở ra (theo chỉ dẫn ngoài bao)


Rau ăn kèm:
Rau quế, nếu ăn với bánh mì
Giá sống (nếu ăn với hủ tiếu hay mì)

Cách làm:
  1. Phi boa-rô với dầu ăn cho thơm, cho 1/2 gói gia vị bò kho chay vào xào với thịt chay cho thấm gia vị, nêm tí muối cho mặn mà.
  2. Cho tương cà + nước soup chay + bó sả + cà-rốt vào hầm cho cà-rốt mềm.
  3. Thịt chay không cần hâm lâu, cho nên canh đến khi nào cà-rốt mềm như ít thích là được.
  4. Nêm lại với muối, bột nêm hoặc nước tương + tí xíu đường cho vừa miệng vì tương cà có thể có vị hơi chua một tí.
Trình bày:
Múc ra đĩa hoặc tô, điểm nhẹ với ít lá quế lên trên cho đẹp nếu ăn với bánh mì.


Chúc các bạn có món bò kho chay ăn với bánh mì thật ngon miệng.

Truyền Thống Ăn Chay: Bếp Việt trong vườn Huế (Thùy An)

Eighty percent of Huế residents are Buddhist, and mastering the art of vegetarian cuisine is a time-honored tradition in this land of the ancient capital of Việt Nam. Between April 20 and May 3, 2011, a vibrant festival is celebrated in Huế, titled "Vietnamese Kitchen in Huế Garden." Vegetarian fare is exalted, as are ornamental plants in beautiful and romantic settings.

Bếp Việt trong vườn Huế 
Thùy An

Trích đoạn:
VH- Diễn ra từ 30.4 đến 3.5.2011, Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 4 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” sẽ tôn vinh ẩm thực và cây cảnh.

Đây không những là thế mạnh, là nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế mà còn của cả Việt Nam nói chung. Tại Festival năm nay, ngoài thưởng thức nghệ thuật ẩm thực Huế, người dân và du khách còn có thể thưởng thức cả nghệ thuật ẩm thực Bắc Bộ và Nam Bộ. Song song với đó là những hoạt động văn hóa nghệ thuật của cả ba miền cũng sẽ hội tụ…


Phong cách sống Huế

Theo thống kê từ các chuyên gia ẩm thực, trong số 1.700 món ăn được biết đến của Việt Nam, thì đã có đến 1.300 món ăn của xứ Huế. Và trong số ấy, hiện còn khoảng 700 món vẫn được lưu truyền. Ông Phan Trọng Vinh, Chủ tịch UBND thành phố Huế cho rằng, ẩm thực và cây cảnh là 2 nghề độc đáo của truyền thống văn hóa, phong cách sống Huế. Những người nấu ăn tài hoa và chăm cây kiểng Huế đã mang phong vị sống của Huế đi khắp nơi, làm cho mọi người cảm nhận sự lý thú từ những món ăn Huế phong phú, trong không gian đậm đà nét Huế. Tại Festival lần này, ẩm thực Huế sẽ được biết đến với ẩm thực chay, ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian…

Kết hợp với hệ thống chùa chiền đồ sộ hiện vẫn còn tồn tại ở Huế (khoảng 500 ngôi chùa, tịnh thất, niệm Phật đường…), trong đó có nhiều ngôi chùa cảnh đẹp nổi tiếng như Thiên Mụ, Huyền Không Sơn Thượng, Từ Hiếu…, một số hãng lữ hành sẽ tổ chức tour du lịch chùa Huế kết hợp với thưởng thức nghệ thuật ẩm thực chay. Huế có khoảng 80% dân số theo đạo Phật nên ăn chay đã phổ biến từ rất lâu, bắt đầu từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725), do đó ẩm thực chay đã trở thành nét văn hóa độc đáo của vùng đất này. Ngoài ra không gian ẩm thực chay cũng sẽ được tổ chức chung trong không gian ẩm thực của Festival lần này. Không gian ẩm thực dân gian được tổ chức ở hệ thống nhà rường, không gian xanh của nhà vườn Huế theo các khu vực: bánh Huế, chè Huế, đặc sản Huế, buffet cơm Huế, cơm muối Huế… Không gian ẩm thực đêm trên sông Hương được tổ chức trên sông Hương, tái hiện các thuyền bán đồ ăn đêm cho khách đi thuyền nghe ca Huế, chợ đêm trên sông…

Tại không gian chính dành tôn vinh ẩm thực 3 miền ở Quảng trường Ngọ Môn, cây xanh sẽ đóng góp một phần quan trọng làm nền cho không gian ẩm thực. Trong suốt thời gian diễn ra Festival nghề truyền thống Huế, ở công viên Thương Bạc và đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu sẽ là không gian trưng bày chính của cây cảnh với nhiều chủ đề như: cây cảnh nghệ thuật và cảm xúc thăng hoa, Huế - một không gian xanh, Thiền và cây cảnh...


http://www.baovanhoa.vn/GIAITRI/35324.vho

Chăm Sóc Tuổi Thơ: 6 bước giúp trẻ học tính tôn trọng người khác

Teaching children to respect others includes showing your respect for them and for yourself.

6 bước giúp trẻ học tính tôn trọng người khác

Bạn có thể tham khảo 6 bước dưới đây để giúp trẻ hình thành sự tôn trọng người khác ngay từ khi còn bé:

1. Muốn trẻ tôn trọng mọi người thì bạn cũng cần tôn trọng và cư xử đúng mực với người khác, với trẻ và với cả bản thân mình.

2. Thường xuyên kể cho trẻ nghe về tấm gương, cách ứng xử tốt của những người xung quanh. Khi bắt gặp một tình huống khiến bạn có thể khiếm nhã, hãy giữ bình tĩnh và đừng trở thành người xấu, thô tục trong mắt trẻ. Vì đối với chúng, cách cư xử của bạn có ảnh hưởng rất nhiều.

3. Bạn cần dạy trẻ cách nói "cám ơn" hoặc "xin lỗi" mọi lúc mọi nơi, bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống. Ví dụ: Khi mua hàng, bạn nhận được tiền thừa từ người bán hàng, hãy nói cám ơn trước mặt trẻ. Khi trẻ được ai cho cái gì, bạn hãy gợi ý chúng: “Cám ơn cô đi con” hoặc “Cháu xin cô”…

4. Khen ngợi chúng khi trẻ biết phê bình bạn này bạn kia cư xử sai. Ví dụ: Trẻ mách bạn: “Mẹ ơi, bạn Bin hắt hơi trong khi ăn mà không che miệng lại”… Bạn hãy khen chúng: “Đúng rồi, bạn Bin làm như vậy là không tốt, lần sau con nhớ nhắc nhở bạn tôn trọng mọi người nhé!”


5. Đôi khi, bạn phải dùng trực giác để hiểu những vấn đề của trẻ. Có khi chúng vô lễ chỉ để bạn quan tâm tới chúng nhiều hơn mà thôi hoặc chúng đang có một vấn đề “khó” cần giải quyết… Đừng vội quy kết là trẻ hư.

6. Một số ông bố bà mẹ lấy roi đòn dạy trẻ, điều đó thật không nên chút nào. Mỗi khi bố mẹ quở trách hoặc mắng mỏ, nhất là trước mặt người khác, phần lớn trẻ đều cảm thấy bị tổn thương và không “phục” bố mẹ tí nào cả. Trẻ không còn tôn trọng bạn mà sợ bạn thì đúng hơn. Cho nên, bạn cần cẩn trọng kiềm chế những cơn tức giận, tránh sỉ nhục và mắng mỏ.

Dần dần sự tôn trọng mọi người xung quanh sẽ trở thành thói quen ứng xử của trẻ.


http://thongtinonline.net/news/view/215/6-buoc-giup-tre-hoc-tinh-ton-trong-nguoi-khac.html

Mua Sắm Hàng Chay: 5 cửa hàng, quán bán thực phẩm chay tại TP.HCM


Five places where one can purchase dried and frozen vegetarian products in Sài Gòn, Việt Nam.

Cửa hàng, quán bán thực phẩm chay tại TP.HCM
Nguồn: Thucphamtot.com

(Thucphamtot.com) Ăn chay - khuynh hướng đang thịnh hành ở các nước phát triển. Dưới góc độ dinh dưỡng, ăn chay giúp phòng chống được nhiều bệnh tật. 

"Không có thứ gì mang lại lợi ích cho sức khỏe con người bằng phương pháp phát triển một chế độ ăn chay". -  Albert Einstein

Một số cửa hàng bán thực phẩm chay tại TP.HCM

Thực phẩm chay 24F Lò Siêu, P.16, Q.11: Cửa hàng bán gần 200 loại nguyên liệu khác nhau để nấu các món ăn theo khẩu vị ta, Tây, Tàu và cả Ấn Độ, Malaysia…, bao gồm đủ các loại thực phẩm tươi, khô, đông lạnh và đóng hộp.


Dì Bảy An Đông 166 Bãi Sậy, P.1, Q.6: Cửa hàng có bán hơn 50 loại nguyên liệu để nấu chay. Món độc quyền mang khẩu vị riêng của nơi này là khô chiên giòn, tôm và chả lụa gói lá chuối, xúc xích, sườn, chả quế… [chay].


Thuyền Viên 13 Nguyễn Văn Đậu, P.5, Q. Phú Nhuận: Có các loại bánh, gia vị, nước chấm, và một số món ăn đã sơ chế sẵn.


Thanh Lương 545A đường Ba Tháng Hai, P.8, Q.10: Ngoài các nguyên liệu chay trong nước, nơi đây còn có đồ hộp chay ngoại nhập và một số món ăn sơ chế sẵn.


Giác Đức 492 Nguyễn Đình Chiểu, P.4, Q.3: Có hơn 50 loại nguyên liệu để chế biến món ăn. Một số món ngon nơi đây là nem, chả, hoành thánh bọc nhân, bánh bao, bánh tét, bò viên [chay].


http://thucphamtot.com/?action=News&do=1&id=106

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Khu Vườn Nhà Ta: Trồng vườn trong nhà phố

Even in smaller spaces, one can create a lush garden. 

Trồng vườn trong nhà phố
Thái D.

Những giải pháp trồng vườn tiết kiệm đất tối đa mà vẫn mang lại nhiều lợi ích, nhất là đối với nhà chung cư. 

1. Vườn nhìn xuống phố

Thật tuyệt vời khi chỉ với một chiếc ban công nhỏ xíu mà bạn có thể thiết lập cho gia đình mình một khu vườn với đầy đủ rau xanh và hoa quả. 


2. Cây ăn quả trồng trong chậu

Cà chua, dưa lê và bí là những loại cây ăn quả dễ trồng nhất trong chậu. Ngoài ra ớt và đậu cũng được cư dân của các khu nhà chung cư ưa chuộng.


3. Những cây cải

Cải là một loại rau phát triển nhanh một cách đáng kinh ngạc. Bạn ném một nhúm hạt cải vào một chậu đất, chỉ một tuần sau bạn đã có một đĩa mầm cải ngon lành để làm salad. Còn sau đó một tuần nữa thì vườn cải mini đã lên xanh mướt.


4. Những chiếc hộp tự đóng

Tận dụng những tấm gỗ trong nhà để tạo nên các phương tiện trồng vườn gọn nhẹ mà không tốn kém. Bạn có thể tự thiết kế hình dạng và kích thước sao cho phù hợp với ngôi nhà của mình.


5. Vườn rau sạch

Thay vì trồng cây cảnh, hãy sử dụng một chiếc chậu to để thiết kế một vườn rau sạch phục vụ nhu cầu thực phẩm cho gia đình.


http://afamily.vn/nha-dep/2010100708507869/Trong-vuon-trong-nha-pho/

Vì Sao Ăn Chay: Sẽ giảm bớt ngay! (Bút Bi)

Meat is expensive in Việt Nam and housewives are turning to delicious fruits and vegetables for their families' sustenance. Good choices!

Sẽ giảm bớt ngay!
Bút Bi

TT - Này, đang có khuyến cáo bớt ăn thịt nếu không muốn rước bệnh vào thân. Ông bạn xơi thịt hơi bị nhiều nghe. Sáng thì làm tô phở tái kèm theo chén thịt “ăn thêm”. Chiều tối lại cùng chiến hữu lai rai với xí quách.

- Ơ hay, chuyện ăn uống của tôi sao ông lại đem ra bêu riếu?

- Nói không nghe thì mai này bị “gút” đau nhức đừng có khóc mếu máo kêu than. Rồi cũng đừng có kêu gan nhiễm mỡ, đừng có rên mỡ trong máu hay máu trong mỡ!

- Tôi có kêu than cũng chẳng kêu với anh. Sống ở trên đời thích gì xơi nấy, tôi khoái thịt thì xơi thịt, tất tần tật các loại thịt từ thịt bò, thịt heo đến... thịt chó. Còn anh bạn thích rau củ quả thì xin mời ăn chay. Đừng mời tui ăn rau củ quả, cũng như tui sẽ không rủ ông anh xơi xí quách.

- Biết thế, nhưng đây là chuyện chăm lo sức khỏe. Người ta khuyến cáo đúng thì phải lắng nghe, phải làm theo. Ông cứ gân cổ cãi như thế làm sao biết được chuyện đúng sai.

......

- Thôi, hai ông đừng tranh cãi nữa. Tôi, đại diện các bà nội trợ, xin thông báo rằng: giá thịt heo đã 100.000 đồng/kg. Đồng lương thế này, giá thịt thế đó thì sẽ giảm bớt thịt ngay thôi! Đây là cơ hội để cơ cấu lại... bữa ăn, chúng tôi sẽ tăng rau, bớt thịt. Yên tâm nhé!


http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Chuyen-thuong-ngay/435356/Se-giam-bot-ngay.html

Giúp Nhau Khi Cần: Thông tin thêm về lương y Võ Hoàng Yên (Hồ Văn)

Traditional medicine man Võ Hoàng Yên is a vegetarian who apparently has a gift for bringing back health. He reportedly has an independent source of income as a plantation owner. Nowadays, he travels around the country and treats patients for free. Helping others brings him joy, he says.

Thông tin thêm về lương y Võ Hoàng Yên
Hồ Văn
Ngày 27/04/2011

Sau khi Báo Bình Dương đăng bài về lương y (LY) Võ Hoàng Yên - người đã chữa trị bệnh giúp nhiều bệnh nhân (BN) bị bại liệt, câm điếc, nói ú ớ... trở lại bình thường nhưng hoàn toàn miễn phí, chúng tôi cũng đã nhận được nhiều cuộc điện thoại khen ngợi, hỏi thăm thông tin về LY Yên đang trị bệnh ở đâu? Để đáp ứng nhu cầu thông tin cho bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp thêm nhiều thông tin mới về LY Võ Hoàng Yên. 

LY Võ Hoàng Yên (SN 1975, ngụ ấp Cái Nước, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), cha tên Võ Hồng Gấm, mẹ tên Nguyễn Ngọc Tươi. Do hoàn cảnh gia đình nghèo, từ thuở nhỏ, ông đã được cha mẹ gửi vào chùa Hưng Nghĩa Tự (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) để học chữ. Đến năm 16 tuổi, ông vừa học chữ vừa theo học nghề khám bệnh, bốc thuốc theo phương pháp y học cổ truyền tại ngôi chùa này. Người thầy đầu tiên truyền đạt nghề đông y cho ông chính là thầy thuốc nổi tiếng Trần Văn Ba - hiện là Trưởng ban Y tế chùa Hưng Nghĩa. Sau khi học hết lớp 12, LY Yên tiếp tục thi đậu và tốt nghiệp Đại học Luật TP.HCM (khóa 1997-2001).

Trong quá trình tìm hiểu về nghề đông y nhiều năm, ông đã miệt mài nghiên cứu phương pháp trị bệnh bằng phương pháp bấm huyệt đạo. Và phương pháp của ông ngày càng hoàn thiện theo thời gian. Theo ông, việc hoàn hảo phương pháp này để chữa bệnh cứu người chỉ trong vòng 3 năm nay trở lại đây. Hiện nay, ông có tổng cộng 51 học trò trong cả nước theo học nghề phương pháp bấm huyệt đạo để trị bệnh. Trong số đó có cả học trò là mục sư và nhiều học trò đã từng được ông chữa hết bệnh nan y nên đề nghị theo ông học nghề cứu người, cứu đời. Đối với nhiều BN bị bệnh nhẹ như: Thoái hóa cột sống, xương khớp tay, chân, viêm xoang, học trò của ông cũng trị hết bằng phương pháp bấm huyệt đạo do ông truyền dạy.

Trả lời qua điện thoại, LY Võ Hoàng Yên cho hay, hiện nay ông đang trị bệnh cho bà con ở Hà Tây. Sau đó sẽ trị bệnh cho bà con nghèo ở tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh miền Trung. Sau chuyến "vi hành" miền Trung và phương Bắc, ông sẽ trở lại Bình Phước trị bệnh. Sau đó, ngày 17 và 18 âm lịch tháng 4, ông sẽ chữa bệnh cho bà con ở một ngôi chùa thuộc xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên. Ngày 19 và 20 âm lịch tháng 4, ông sẽ trở lại trị bệnh cho bà con ở chùa Thiên Ân (TX.Thuận An).

Trả lời câu hỏi của chúng tôi "Tại sao ông không chữa bệnh ở một nơi cố định để BN dễ tìm để nhờ trị bệnh?" Ông trả lời rằng, thứ nhất, hiện nay, ông chưa có giấy phép hành nghề, thứ hai là do ông chưa có một nơi chữa bệnh ưng ý, rộng, thoáng mát để đáp ứng nhu cầu bà con. Riêng phía nhà dân, cũng có nhiều người mời ông nhưng vị trí chữa bệnh nhỏ, hơn nữa ông sợ nhiều bà con tụ tập đông sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Sở dĩ nói điều này là ông đã từng bị phạt hành chính gần 80 triệu đồng vì tội "hành nghề không giấy phép".

LY Võ Hoàng Yên cho hay, ông sẵn sàng hợp tác với cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý ở địa phương. Ông mong rằng, các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện cho ông khám, chữa bệnh cho người dân để giúp nhiều người dân không may mắn lành bệnh. Ông thông tin thêm, hiện nay, đang có một người tên Minh, chủ một chủ doanh nghiệp ở Bình Phước mời ông về trị bệnh. Vị giám đốc này sẵn sàng hợp tác và xây dựng một nơi đạt chuẩn để ông trị bệnh giúp đời. "Thú thật, tôi không có nơi đủ lớn, thoáng mát để trị bệnh giúp đời. Do vậy, nơi nào tạo điều kiện giúp tôi, tôi sẽ đến đó trị bệnh giúp bà con" - LY Yên cho biết.
 

Xin đừng thần thánh hóa việc làm của tôi!
Quỳnh Như

Biết tôi là nhà báo, LY Võ Hoàng Yên có nhắn nhủ thêm rằng: "Xin mọi người đừng thần thánh hóa cách chữa bệnh của tôi, đừng gọi tôi là thần y này nọ! Điều này tôi đã có một bài trả lời trên một tờ báo rồi. Tất cả những gì tôi làm là mong muốn đem kiến thức về y học cổ truyền của mình ra giúp đời. Việc tôi không nói trước được nơi chữa bệnh sắp tới và ngày chữa bệnh cụ thể là vì tôi không muốn làm người thất hứa. Thực tế, bệnh nhân (BN) quá đông và nhiều nơi dự kiến chữa 1 - 2 ngày nhưng phải ở lại 3 - 4 ngày vẫn chưa hết BN. Thế nên tôi không nói nơi mình sắp đến là thế. Chứ không có gì là "hành tung bí mật cả". Điều này cũng rất mong bà con thông cảm". Tôi cũng không mong muốn bà con nhìn vào cách chữa bệnh của tôi một cách mê tín. Tôi theo đạo Phật, ăn chay trường và luôn lấy chuyện giúp người bệnh làm niềm vui.

Hơn một buổi chứng kiến lương y Yên chữa bệnh, tôi càng nhìn rõ hơn được một con người chất phác, trọng tình cảm nơi thầy. Một cô bạn học đi cùng người nhà gọi điện cho thầy khi thầy đang chữa bệnh. Thế là thầy hướng dẫn đường đi đến chùa Thiên Ân rất cụ thể. Chưa yên tâm, thầy Yên đưa điện thoại cho một học trò của mình nhờ đi đón bạn giúp với lời nói pha nụ cười mừng rỡ: "Bạn học hồi trung học của tui đó. Chia tay hơn 15 năm nay giờ mới được gặp lại". Không thể phụ lòng hàng trăm BN đang chờ, thầy Yên đành vừa chữa bệnh vừa chuyện trò về trường lớp, thầy cô, bạn bè với cô bạn học. Rất dí dỏm, thầy còn đùa: "Hồi đó nhà tui quá nghèo nên đi học chung mười mấy năm có bao giờ dám mở miệng ra tán tỉnh cô gái nào đâu. Nhà nghèo đến không đủ ăn, đủ mặc làm sao dám có bạn gái?". Có lẽ "cơ duyên" với cái nghèo này và được nhiều chùa giúp đỡ trên bước đường ăn học nên thầy Yên rất thương và lo cho người nghèo. Nơi thầy đến chữa bệnh, nhà chùa thường tổ chức nấu cơm từ thiện để phát cho BN. Cụ thể là chùa Thiên Ân đã nấu hơn 1.000 suất cơm chay phục vụ miễn phí BN và người nhà đi khám, chữa bệnh.


Thầy thuốc Lê Hưng (P.CHÁNH NGHĨA, TX.TDM):

"Nên có giấy phép hành nghề để bệnh nhân yên tâm"

Qua 2 bài báo đăng trên báo Bình Dương về việc lương y Võ Hoàng Yên bấm huyệt chữa bệnh đạt hiệu quả bước đầu trước sự chứng kiến đông đảo của bệnh nhân (BN) (số thứ bảy và thứ hai ngày 23 và 25-4), tôi nhất trí với các đề xuất của bác sĩ Nguyễn Quốc Chính, Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền tỉnh Bình Phước và ý kiến của TS. Nguyễn Thị Bay (ĐH Y dược TP.HCM) là: Khuyến khích nhóm của thầy Võ Hoàng Yên làm đề tài nghiên cứu khoa học; khi chữa bệnh cho nhiều người (dù là miễn phí) cũng cần phải được một hội đồng y học công nhận hiệu quả bước đầu của phương pháp điều trị, có giấy phép hành nghề để BN yên tâm khi đến điều trị.

Về mặt tác nghiệp khi chữa bệnh, nhóm điều trị cần mặc áo blouse trắng khi thao tác trên người bệnh, kể cả việc rửa tay bằng cồn sát trùng sau mỗi khi chữa xong một ca bệnh. Rất cần thiết có sổ ghi chép sơ lược vài hàng nhân thân người bệnh (họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, bệnh chứng...). Về mặt nguyên tắc khi hành nghề: Phải có giấy cho phép chữa bệnh của ngành y tế (chủ yếu là Sở Y tế địa phương) bất kể việc chữa bệnh có phí hay miễn phí (theo tinh thần luật hành nghề y tế). Cho nên, việc tổ chức bấm huyệt chữa bệnh của thầy Võ Hoàng Yên cũng nên được sự cho phép của ngành y tế địa phương, để bảo đảm tính an toàn cho người bệnh.

Thiện chí của thầy Võ Hoàng Yên và các cộng sự là rất đáng khâm phục, cần phải phát huy vốn y võ quý hiếm của thầy Yên bằng cách: Đề nghị thầy Yên và các cộng sự nên đăng ký với Sở Y tế và Sở Khoa học - Công nghệ làm một đề tài nghiên cứu khoa học theo chủ đề "Bấm huyệt chữa bệnh" để được Nhà nước công nhận chính thức phương pháp này. Lúc đó, thầy Võ Hoàng Yên sẽ dễ dàng xin giấy phép hành nghề. Giải pháp này vừa có lợi cho ngành y tế, vừa có lợi cho đông đảo BN vốn đã tín nhiệm tài năng chữa bệnh của thầy bấy lâu nay là không phụ lòng hảo tâm hảo ý của thầy Võ Hoàng Yên là "cứu nhân độ thế"!


http://baobinhduong.org.vn/newsdetails.aspx?newsid=29447

Các thông tin liên hệ:
Lương y Võ Hoàng Yên - “thần y” trị bệnh miễn phí, cứu người (23/4/2011)
Cần nhân rộng phương pháp trị bệnh kỳ diệu của lương y Võ Hoàng Yên để giúp đời (25/4/2011)
Sự kiện “thần y” Võ Hoàng Yên cần sớm được quan tâm (26/4/2011)
Đã có lịch trình cụ thể của lương y Võ Hoàng Yên (27/04/2011)
 

Sống Đẹp: Gieo mầm thiện, hái quả phúc (Huy Thọ)

Bác xe ôm tốt bụng Thạch Ngọc Khanh - A kindhearted pedi-cabber (Photo: Đức Tuyên)
Sow good seeds for good fruits - that's the universal law. Two Vietnamese pedi-cabbers saved young kids from becoming street children, and many good deeds by others. How refreshing and heartwarming for readers to be treated with such positive news!

Gieo mầm thiện, hái quả phúc
Huy Thọ
Ngày 28/04/2011

TT - Bạn bè, bà con ở miền Trung, vào loại dân quê nghèo khổ, mỗi lần “đi Sài Gòn” thường chép miệng than thở chuyện xe ôm bắt chẹt. Vì vậy trong mắt người dân quê, lực lượng xe ôm ở các bến xe, bến tàu thường không được nhìn bằng vẻ thiện cảm. Và cũng vì vậy câu chuyện về hai người xe ôm, một nam một nữ mà Tuổi Trẻ giới thiệu liên tiếp gần đây, được xem là “chuyện lạ”!

Người đàn ông chạy xe ôm tên Thạch Ngọc Khanh và người phụ nữ chạy xe ôm tên Nguyễn Thị Thu Hà tuy ở hai nơi cách xa nhau - một người ở bến xe miền Đông, một người ở đường Lạc Long Quân - nhưng đều giống nhau ở nghĩa cử đẹp: cứu giúp những em thiếu niên ở miền quê lạc bước. Giải thích cho việc làm của mình, anh Khanh với bản chất đàn ông mạnh mẽ đã nói thẳng “phải ngăn chặn cái xấu” - cái xấu ở đây là những kẻ bất lương bán người miền quê vào những nơi tăm tối. Còn chị Hà thì nhẹ nhàng: “Làm điều thiện sẽ gặp điều lành”.

Chị Nguyễn thị Thu Hà chạy xe ôm hào hiệp - A generous pedi-cabber (Photo: Sơn Bình)
Việc làm của anh Khanh và chị Hà thật ra cũng nhỏ thôi. Nhưng như ông bà xưa đã dạy, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm và đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”. Tương tự, báo chí cũng không phải chỉ đợi những vụ làm từ thiện bạc tỉ, những chuyến cứu trợ hoành tráng mới đưa tin, viết bài. Những việc thiện, việc “giữa đường thấy chuyện bất bình” nho nhỏ như thế cũng góp phần làm cho cuộc sống vui hơn.

Họa sĩ Nguyễn Văn Vinh trong một lần góp ý cho Tuổi Trẻ đã bảo rằng: ”Đọc báo bây giờ nhiều lúc tôi thấy mệt quá. Lúc nào cũng thấy tin tai nạn, chết chóc, lừa đảo... Vạch mặt cái xấu để lên án nó là điều cần thiết, nhưng nhiều quá đâm mệt. Giá như số báo nào cũng có những chuyện vui, chuyện con người đối xử tốt với nhau sẽ thấy lòng ấm áp hơn”.

Vẫn biết các nhà văn hóa, xã hội đang liên tục báo động rằng xã hội ta hiện nay đang xuất hiện nhiều biểu hiện xấu. Vâng, cứ vài ba ngày lại thấy một clip học sinh “bụp” nhau tung lên mạng; vài ba ngày lại xảy ra một vụ xấu xí kiểu xe dưa lật và người dân đua nhau hôi của chứ không chia sẻ với nạn nhân, rồi tin giết chóc, hiếp dâm... Ngay đến cái chỗ mà ngày xưa người ta bảo rằng nên đưa trẻ con đến đó để chúng giải trí lành mạnh, để chúng thấm cái tinh thần thượng võ của thể thao là sân bóng đá, thì nay lại trở nên rất bẩn với đủ trò không hay.

Nhưng các phương tiện truyền thông nếu cứ “tương” lên tất tần tật những hình ảnh xấu xí đó thì liệu nó có phải là cách tích cực để đẩy lùi cái xấu?

Đặt ra câu hỏi đó, tôi chợt nhớ đến câu chuyện này: cách đây mấy hôm, trong lúc ngồi nói chuyện với một chị nhà ở đường Lê Văn Sỹ (phường 11, quận Phú Nhuận), tình cờ nghe chị nói chuyện điện thoại với một người quen về chuyện nhận sinh viên nghèo tá túc ở mùa thi đại học sắp tới.

Hỏi thêm thì được biết mọi chuyện xuất phát từ một câu chuyện đăng trên báo ở mùa tuyển sinh 2009. Năm ấy có câu chuyện em học sinh nghèo tên Trương Văn Dương đạp xe hơn 100km từ Tiền Giang lên TP.HCM dự thi. Hành trang mang theo của Dương là bình nước uống năm lít cùng bốn đòn bánh tét và nơi thí sinh nghèo này tá túc là dưới một mái hiên nhà trong hẻm 438 Ngô Gia Tự.

Anh Phạm Ngọc Đáng, một người dân nghèo sống trong căn nhà vỏn vẹn có 20m2, nhưng đã hào hiệp đưa Dương về nhà mình ở. Những người phụ nữ ở trên con đường Lê Văn Sỹ (đoạn thuộc hai phường 12, quận 3 và phường 11, quận Phú Nhuận) đã truyền nhau câu chuyện của anh Đáng với em Dương, và họ đã mở một “chiến dịch” đón thí sinh nghèo về nhà từ mùa thi 2010 để cho ăn ở miễn phí.

Năm nay, họ tiếp tục lên kế hoạch đón thí sinh nghèo của mùa tuyển sinh 2011. Và cũng được biết, việc làm tốt đẹp này không chỉ có ở khu vực đường Lê Văn Sỹ mà thôi...

Muốn hái quả phúc thì phải gieo mầm thiện, đó là quy luật trong trời đất vậy.


http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/435492/Gieo-mam-thien-hai-qua-phuc.html

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Phim Tài Liệu: Từ Nông trại đến Tủ lạnh - Farm to Fridge

"Farm to Fridge - The Truth Behind Meat Production": The following video has disturbing images. Viewer discretion is advised.

Xin lưu ý: Phim tài liệu sau đây có những hình ảnh ghê rợn.


"Từ Nông trại Đến Tủ lạnh - Sự thật đàng sau việc sản xuất thịt" (phim tài liệu do tổ chức Mercy for Animals tường trình)

Xem cuốn phim nầy rồi thì thấy thảm thương cho loài vật. Trong đời sống chúng ta thấy con người thường đứng lên đòi hỏi dân chủ tự do bình đẳng và công bằng cho xã hội. Đây là những người có tinh thần muốn mang lại cái gì đó hợp lý cho loài người.

Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta thấy những hình ảnh không hợp lý chút nào đối với loài súc vật. Hàng triệu sinh linh loài thú phải chết một cách dã man hàng ngày để nuôi sống con người. Chúng nó mặc nhiên chấp nhận số phận bi thảm là phải chết để phục vụ sự sống của con người. Nếu quan niệm theo Phật giáo thì loài vật phải được bình đẳng với con người vì có cùng một Phật tánh. Chúng cũng biết đói lạnh, cần ăn và sợ chết y hệt loài người. Nhưng con người đã theo một tập tục vô mình từ đời ông cố lũy, cho là vật dưỡng nhân, vì vậy họ tha hồ giết hại không nương tay. Những lò sát sanh mọc lên mỗi ngày một nhiều để cung cấp đủ số thực phẩm cho loài người. Than ôi sự phi lý nầy biết nói sao cho vừa. Nếu loài vật biết nói chúng nó sẽ hét lên rằng “đừng giết tao, ăn tao thì có ngày sẽ đền nợ máu”. Nhưng không chừng nó đã hét lên bằng ngôn ngữ của nó mà mình không hiểu được.

Nếu con người bị tra tấn hành hình một cách đau đớn thì trong tâm tưởng họ sẽ thù hận kẻ gây đau khổ cho họ thế nào thì loài vật cũng như  thế. Nhưng chúng bị hành hình để chết và nổi oán giận đó đã tan vào máu huyết xương thịt của chúng. Loài người ăn nó và ăn luôn nỗi oán hận. Đó là lý do tại sao thế giới nhiều người bị ung thư mà không biết nguyên do.

Con người thích đấu tranh cho bình đẳng nhân loại nhưng lại vướng một mâu thuẫn lớn là không bình đẳng trong sự sống của muôn loài. Vì vậy những cuộc đấu tranh trong xã hội không bao giờ chấm dứt. Bí mật của nó nằm trong sự phí lý của cảnh ăn nuốt lẫn nhau. Vì theo giáo lý sanh tử luân hồi thì loài vật chết có thể đầu thai làm người và ngược lại con người có thể đầu thai làm thú. Sanh tử nghiệp báo luân hồi bất tận mà chứng tích của nó là chiến tranh tương tàn giữa nước nầy, nước khác và thậm chí trong cùng một nước cũng có những bạo loạn giết nhau. Chỉ vì cái ăn và sự sống con người cứ tàn sát mãi mãi muôn đời không bao giờ chấm dứt. 

Chưa hết, con người còn phải đối phó với biết bao nhiêu thảm nạn đến từ thiên nhiên cũng từ một nguồn gốc sát sanh mà ra. Tại sao loài người không ăn rau đậu để sống? Rau đậu đầy sinh tố bổ dưỡng vô cùng tận, kể không hết. Nếu không vì vô minh thì nguyên nhân là chúng ta có thể bị đánh lừa bởi gia vị thơm tho của món ăn. Miếng tàu hủ xào sả ớt nó cũng ngon và bổ không kém gì miếng thịt bò xào sả ớt.

Nhưng tại sao loài người không chọn tàu hủ mà chọn thịt bò? Một chọn lựa theo thói quen hay theo vô minh? Hãy nhìn con bò con heo nó chết thê thảm như thế nào cũng vì nhu cầu ăn của chúng ta thôi. Chúng ta đành lòng ăn nuốt chúng được sao?  

Nếu không ai ăn hết thì chỉ trong ba ngày các lò sát sanh sẽ đóng cửa hết. Vì lý do không ai khùng điên giết con vật để dành trong tủ lạnh làm gì khi không có nhu cầu tiêu thụ. Con gà con vịt ta cũng nhìn thấy chúng nó chết thảm thương quá. Nếu mọi người ý thức được sự sống của mình có liên quan đến sự đau khổ của loài vật thì hãy ngưng ngay việc ăn xác chết lại. Ăn thịt có nghĩa là ăn xác chết,  là ăn lại thân thể của anh em cha mẹ quyến thuộc nhiều đời của mình thế thôi. Cầu mong mọi người gắng phát triển tâm từ bi một chút thì thế giới nầy sẽ được yên ổn.

Nam mô A Di Đà Phật

Thích Trí Như

Vì Sao Ăn Chay: Bớt thịt, bớt nóng

Less meat, less heat - a solution to global warming. Urgent call to earthlings - Anybody home?

Bớt thịt, bớt nóng
Nguyên Thanh (New Scientist, WWF Suisse, Le Monde)
Ngày 26 tháng 4, 2011

SGTT.VN - Nhờ mức sống được nâng cao, nhân loại ngày càng tiêu thụ nhiều thịt, sữa, trứng… mà sự sản xuất cần nhiều ngũ cốc (có khả năng sẽ thành khan hiếm). Ngành chăn nuôi cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường. Chính vì thế mà nhiều người hô hào hạn chế chăn nuôi và bớt ăn thịt.

Trong vòng hơn nửa thế kỷ, lượng thịt do cả thế giới sản xuất tăng gấp bảy lần: từ 40 triệu tấn (năm 1950) lên 280 triệu tấn (năm 2008). Hiện nay, bình quân người Mỹ tiêu thụ khoảng 100kg thịt/năm, tức gấp hơn hai lần mức tiêu thụ bình quân của thế giới (khoảng 41kg). Nhưng họ vẫn còn thua xa Hồng Kông (126kg) và nhất là Đan Mạch 145,9kg!

Theo tổ chức bảo vệ môi trường WWF Thụy Sĩ, diện tích đất cần thiết để sản xuất 1kg thịt bò là 323m2, tức gấp sáu lần so với heo và gà (53m2), gấp hơn 18 lần so với gạo và bột mì (17m2), gấp 24 lần so với rau và khoai tây (6m2).

Hiện nay, ngành chăn nuôi dùng đến 33% đất đai của thế giới (tức 471 triệu hecta) để sản xuất thức ăn cho vật nuôi; và tiêu thụ đến 8% lượng nước ngọt, tức gấp tám lần lượng nước mà cả nhân loại dùng cho tất cả các sinh hoạt khác.

Chăn nuôi làm ô nhiễm môi trường

Thú nuôi thải nhiều khí có hiệu ứng nhà kính. Khí metan, do các vi sinh vật sống trong bao tử của thú nhai lại – nhất là bò và cừu – tạo ra, có hiệu ứng nhà kính rất mạnh. Theo báo cáo Livestock’s Long Shadow (Tác động của chăn nuôi trên môi trường) do tổ chức Lương nông của Liên hiệp quốc (FAO) công bố năm 2006, một con bò thả nuôi trên đồng cỏ ở Mỹ bình quân thải 50kg metan mỗi năm, cao gần gấp đôi bò nuôi theo lối công nghiệp.

Theo phân tích của Bo Weidema, chuyên gia về phát triển bền vững người Đan Mạch, để sản xuất 1kg thịt, bò thải ra 28,1kg CO2, tức gấp gần ba lần so với heo, và gấp hơn tám lần so với gà công nghiệp...

Việc phá rừng để làm đồng cỏ, việc chăn thả quá nhiều gia súc khiến đất đai bị bào mòn. Cũng theo báo cáo nói trên của FAO, ngành chăn nuôi thải ra chiếm đến 18% tổng số khí có hiệu ứng nhà kính, tương đương với ngành vận tải.

Ở Mỹ, chăn nuôi bào mòn 55% diện tích đất đai và sử dụng 37% lượng thuốc trừ sâu; hơn một nửa sản lượng thuốc kháng sinh được trộn với thức ăn cho thú nuôi, khiến cho các vi khuẩn sống trong thịt ngày càng có sức đề kháng chống lại các thuốc kháng sinh dùng cho con người.

50% các ô nhiễm nguồn nước ở châu Âu là do chăn nuôi. Ngoài ra, chăn nuôi còn gây ra nạn phá rừng, thải ra 68% lượng khí amoniac làm phát sinh mưa axít.

Giải pháp?

Để chống lại các tai họa nói trên do chăn nuôi gây ra, một số người đưa ra giải pháp triệt để là không ăn thịt! Nhưng theo ông Helmut Habert, nhà nghiên cứu ở viện Sinh thái học xã hội (Vienna, Áo), “khó chuyển sang một chế độ không ăn thịt mà vẫn có được sữa, vì ta không thể sản xuất sữa mà không sản xuất thịt”. Bò sữa phải đẻ con mỗi năm mới có khả năng sản xuất sữa. Chẳng những thế, một nửa các con của chúng là bê đực: nếu mọi người đều không ăn thịt, thì làm sao “thanh toán” chúng cũng như những con bò sữa quá già?
[VNAC: 1. Về điểm này, chúng ta có thể để cho loài bò vãng sinh khi thời gian đến, đồng thời không tiếp tục chăn nuôi thêm lớp bò mới để lấy thịt. 2. Sữa của bò mẹ là cho bò con; em bé loài người có sữa của mẹ; còn người lớn thì không cần bú sữa nữa. 3. Quý vị xem phim tài liệu cảnh người ta nuôi bê thì sẽ biết vì sao không nên ăn thịt bê.]

Hơn nữa, nếu không chăn nuôi thì tìm đâu ra 11 triệu tấn da và 2 triệu tấn len mà nó cung cấp mỗi năm? Chẳng những thế, nông dân sẽ không có phân chuồng để bón, cho dù họ ngày càng dùng nhiều phân hóa học.
[VNAC: 1. Da và len không cần thiết, ngày nay có nhiều loại hàng nhân tạo giống y như vậy; chúng ta không cần làm đẹp trên xương máu của kẻ khác. 2. Nông dân có thể dùng phân bón hữu cơ từ thực vật, tốt và lành hơn nhiều.]

Khẩu hiệu “less meat = less heat” (bớt thịt = bớt nóng) do Paul McCartney (ca sĩ danh tiếng thuộc nhóm The Beatles) đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh Copenhagen 2009 (về sự nóng lên của khí hậu) dường như hợp lý hơn nhiều.
[VNAC: Một bước khác là "no meat = no heat" (không thịt = không nóng).]

Một số người chủ trương nên trở về với lối chăn nuôi truyền thống: trước đây, bò, cừu và dê không ăn ngũ cốc mà ăn toàn cỏ và lá cây trên các vùng đất không canh tác được. Nhưng nếu làm như thế thì sản lượng thịt sẽ giảm rất nhiều. Hơn nữa, lượng khí metan do bò, cừu thải ra còn nhiều gấp đôi so với chăn nuôi công nghiệp, vì được nuôi lâu hơn do chúng tăng trọng chậm và tiêu thụ nhiều năng lượng để đi tìm thức ăn!


http://sgtt.vn/Khoa-giao/143683/Bot-thit-bot-nong.html

Sức Khỏe Của Bạn: Ăn nhiều thịt, tăng bệnh (Lan Anh phỏng vấn Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia Lê Danh Tuyên)

An increase in the consumption of animal products poses major health risks for the Vietnamese population. This article is available in English from TuoiTreNews.vn; please click here for further details.

Ăn nhiều thịt, tăng bệnh
Lan Anh thực hiện
Ngày 27/04/2011

TT - Sau 10 năm, lượng thịt cá tiêu thụ trong bữa ăn của người Việt đã tăng gấp rưỡi nhưng rau xanh lại giảm. Thịt cá tăng nên bệnh tật liên quan đến ăn uống đang là mối quan ngại của các chuyên gia y tế.

Ông Lê Danh Tuyên, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết như trên. Viện Dinh dưỡng là cơ quan chủ trì cuộc nghiên cứu về khẩu phần ăn của người Việt năm 2010.

Bữa ăn hằng ngày của người dân đang có rất nhiều thay đổi những năm gần đây. Trước đây, khẩu phần ăn hằng ngày tương đối đơn điệu, bữa ăn chủ yếu là cơm và rau, ít thịt cá.

Mô hình bữa ăn đơn điệu như vậy hiện vẫn còn thấy ở một số vùng nông thôn nghèo, vùng khó khăn hay xảy ra thiên tai hoặc ở những gia đình nghèo cả ở nông thôn và thành thị... Nhưng ở một bộ phận lớn người dân các vùng thành phố, vùng nông thôn khá giả và ở nhiều tầng lớp có thu nhập khá thì cơ cấu các chất sinh năng lượng trong khẩu phần đang có thay đổi rất lớn.

* Những điểm mới nhất về khẩu phần ăn của người Việt trong nghiên cứu này, thưa ông?

- Người dân ăn nhiều thịt, cá, trứng hơn so với trước đây. Trong khi thức ăn nguồn gốc động vật tăng lên thì số lượng rau các loại lại thấp đi (xem bảng).

* Điều này có liên quan gì đến tình hình các bệnh mãn tính như rối loạn chuyển hóa, tim mạch hay tiểu đường đang gia tăng rất mạnh ở VN không?

- Những thay đổi về tiêu thụ lương thực - thực phẩm hằng ngày đã ảnh hưởng rất lớn đến mô hình bệnh tật và tử vong hiện nay ở nước ta. Trong khi tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm giảm hẳn nhờ hiệu quả phòng chống dịch bệnh, thì tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh mãn tính không lây có xu hướng tăng lên. Đây cũng là quy luật chung cho các nước phát triển khi bước vào giai đoạn chuyển tiếp về kinh tế.

Chất lượng sống hiện nay của một bộ phận người dân tăng lên, chất lượng dinh dưỡng về bữa ăn cũng tăng. Sự dư thừa năng lượng liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng của thừa cân, béo phì. Tiêu thụ thịt, chất béo cũng làm tỉ lệ người có hàm lượng lipit trong máu tăng, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường cũng tăng lên.


* Như vậy theo ông, cần điều chỉnh những gì?

- Thành phần thực phẩm trong bữa ăn hiện nay có những thay đổi không như mong muốn. Mức tiêu thụ thịt cao hơn mức khuyến cáo khá nhiều, trong khi mức tiêu thụ cá và các loại thủy sản khác, đặc biệt là rau còn thấp.

Chúng ta nên giữ mức ăn thịt và các món ăn chế biến từ thịt xung quanh 50-60 gam/người/ngày, nên tăng ăn cá và thủy/hải sản lên 100-150 gam/người/ngày, cố gắng tăng lượng rau và quả chín. Rau nên ăn 200-300 gam mỗi ngày. Hạn chế dầu mỡ ở mức 20 gam/ngày/người. Như thế, chúng ta vẫn giữ được cơ cấu sinh năng lượng ở mức hợp lý và tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Thịt là loại thực phẩm chứa protit động vật, có giá trị sinh học cao hơn protit thực vật, có một số vi chất dinh dưỡng cần thiết nhưng ăn nhiều thịt và nhiều lần trong tuần có thể gây nhiều hậu quả xấu với sức khỏe.


Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra mối liên quan ăn nhiều thịt với các bệnh tim mạch, khớp, bệnh dị ứng, ung thư và cả hiện tượng làm mất canxi trong cơ thể. Về muối, khuyến cáo mỗi người chỉ nên dùng dưới 10 gam/ngày.

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần cho bú sữa mẹ hoàn toàn. Sau giai đoạn sáu tháng cần cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 2 tuổi, bên cạnh bữa ăn. Trẻ ăn quá nhiều protit kể cả protit từ sữa bò gây nên gánh nặng cho hoạt động của thận.


* Với kết quả nghiên cứu này, ông cho rằng cần có những khuyến cáo gì về thực hành dinh dưỡng và chính sách liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe?

- Đến nay chúng ta vẫn còn đến 29,3% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, đây là lý do chính dẫn đến chiều cao thấp ở người trưởng thành. Nguyên nhân chính là thiếu đa vi chất dinh dưỡng ở người mẹ ngay từ thời kỳ trước khi mang thai, trong khi mang thai, thời kỳ cho con bú và ở trẻ em dưới 2 tuổi. Đây cũng chính là hậu quả của khẩu phần ăn đơn điệu, mất cân đối kể trên.

Bên cạnh đó, các bệnh liên quan đến chế độ ăn không hợp lý, tiêu thụ nhiều năng lượng, chất béo và cả protit cũng tăng lên. Điều này đang tạo ra “gánh nặng kép” về suy dinh dưỡng ở nước ta.


Các khuyến cáo về thực hành dinh dưỡng và chính sách liên quan đến dinh dưỡng, sức khỏe sẽ là một phần quan trọng của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 mà Bộ Y tế đang cùng các bộ khác soạn thảo, sớm trình Chính phủ trong năm nay. Trong đó có việc dán nhãn dinh dưỡng cho thực phẩm để người dân có quyền chọn lựa, biết được thực phẩm mình ăn bao gồm những gì, hàm lượng bao nhiêu.

Chúng ta cũng cần có những hướng dẫn về hoạt động thể lực cụ thể cho từng nhóm đối tượng, dựa trên mức tiêu hao năng lượng. Cần tăng cường truyền thông để mọi người có ý thức và thực hành duy trì lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, không hút thuốc lá, tăng cường hoạt động thể lực hằng ngày... nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, nâng cao chiều cao người trưởng thành, đồng thời góp phần kéo dài tuổi thọ người Việt Nam.

**Cuộc tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010 được triển khai từ tháng 9-2009 đến hết năm 2010, do Viện Dinh dưỡng quốc gia và Tổng cục Thống kê thực hiện trên 7.600 hộ gia đình, sinh sống ở tất cả các vùng sinh thái trên cả nước.

Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc tiến hành 10 năm/lần, nhằm đánh giá hiệu quả chương trình dinh dưỡng đã triển khai trong 10 năm qua và thu thập thông tin để xây dựng chiến lược quốc gia về dinh dưỡng cho giai đoạn tới. Song song với kết quả điều tra này, Viện Dinh dưỡng quốc gia đang xây dựng chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2011-2020, dự kiến trình Chính phủ phê duyệt trong năm nay.**

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/435291/An-nhieu-thit-tang-benh.html

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Rau Tươi: Rau mồng tơi - Malabar spinach (BS. Phó Thuần Phương)

The Malabar spinach is popular in Việt Nam and mostly used for soups. You might know it by other names, including Ceylon spinach; Vietnamese spinach (mồng tơi); saan choy, shan tsoi, luo kai, shu chieh, lo kwai (Chinese); tsuru murasa kai (Japanese); paag-prung (Thai); genjerot, jingga, gendola (Indonesian); and so on. It is high fiber and tastes pleasant.

Rau mồng tơi
BS. Phó Thuần Phương
Trích đoạn:

Rau mồng tơi đã quá quen thuộc với chúng ta. Đối với người dân vùng nhiệt đới, mùa hè nóng khát phải có các món canh rau như mồng tơi. Nói đến mồng tơi người ta nghĩ ngay đến tác dụng nhuận tràng "trơn ruột" của nó để chữa táo bón. Tuy nhiên còn nhiều công dụng chữa bệnh nữa của rau mồng tơi mà bạn đọc có thể chưa biết.

Rau mồng tơi còn có các tên mùng tơi, tầm tơi (Tuệ Tĩnh), tên Hán là lạc quỳ, đằng quỳ, đằng nhi thái, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái. Tên khoa học Basella rubra Linn, họ mồng tơi. Mồng tơi tính hàn, vị chua, vào 5 kinh tâm, can, tỳ, đại tràng, tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết, chỉ lỵ, chữa ban chẩn, định sang tán nhiệt, lợi tiểu, giải độc, làm nhuận da, hoạt trường, không độc. Theo Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh còn có tác dụng hoạt thai làm dễ đẻ.


Trong mồng tơi chứa chất nhày pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, giúp cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.

Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:

- Thanh nhiệt giải độc: Có nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp. Ta đã có những cách thông dụng như canh rau mồng tơi, hoặc kèm rau đay, mướp... ăn với cà pháo muối giòn thì ngon tuyệt, lại mát ruột, ăn được nhiều cơm khi trời nóng bức.

- Hoạt trường, thanh nhiệt, dưỡng âm, giúp da tươi nhuận: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột.

- Chữa đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc bỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ngày. Hoặc dùng 4 loại rau: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má với lượng bằng nhau nấu canh ăn.

- Chữa táo bón lâu ngày gây thoát giang: Lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ) sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.

- Chữa tiểu tiện buốt nóng: Lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm nước, chắt lấy nước, uống nóng với ít hạt muối. Bã đắp vùng bàng quang hoặc nấu lấy nước uống hằng ngày.

- Chữa đầu vú sưng, nứt, trĩ, mụn nhọt, bỏng: Lá mồng tơi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên chỗ tổn thương. Da mặt khô nhăn nẻ, tay chân bị cước cũng có thể dùng lá mồng tơi như vậy. Chú ý rau mồng tơi phải rửa sạch.

- Bị thương chảy máu: Rau mồng tơi trộn đường phèn, giã đắp.

- Chảy máu mũi (do huyết nhiệt): Lá mồng tơi tươi sạch giã nát lấy nước tẩm bông nhét vào mũi.

- Nhức đầu do đi nắng: Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái dương băng lại.

- Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón.

Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh nên nấu kỹ...


http://suckhoedoisong.vn/200872692736545p0c60/chua-di-mong-tinh-bang-rau-mong-toi-.htm

Quán Chay Nở Rộ: Ăn món chay nước ngoài (Minh Cúc)

Món taco chay xứ Mễ tại Việt Nam - Vegetarian taco in Việt Nam
Vegetarian restaurants in Sài Gòn, Việt Nam offer cruelty-free choices of hamburger, pizza, spaghetti, sandwiches, taco, along with Chinese dim sum, Thai sour soup and many other international flavors. Their addresses and telephone numbers are at the end of this post.

Ăn món chay nước ngoài
Minh Cúc

Nhà hàng Sài Gòn Phố Chay có lẽ là nhà hàng nhanh chân nhất trong việc giới thiệu các món chay nước ngoài, đặc biệt là món chay kiểu Tây tại Sài Gòn. Nhà hàng với thực đơn hơn 100 món ăn chay, trong đó có gần 40 món chay Âu, Á như hamburger, pizza, mì Ý, lẩu Thái, sandwich nướng patê, sandwich nướng xúc xích, bánh rong biển chiên… Bà Nguyễn Thị Thanh Loan, giám đốc nhà hàng Sài Gòn Phố chay cho biết, trước khi tung ra các món chay kiểu mới này nhà hàng đã có một cuộc khảo sát nhỏ trong giới trẻ và ghi nhận được sở thích của đối tượng này là “ăn chay theo kiểu thức ăn nhanh (fast food)”.

Món chay nước ngoài thực chất là các món chay “nhái” theo các món ăn nổi tiếng của nước ngoài nhằm tạo sự đa dạng về khẩu vị cho người ăn chay, nhất là giới trẻ. Chẳng hạn, món chay Ý có pizza, mì Ý; món chay Mỹ có hamburger, sandwich; món Tàu có sủi cảo, lẩu tiềm, xá xíu…

Đa dạng nhất, nhiều món chay nước ngoài nhất là các quán chay tại khu phố Tây trên đường Phạm Ngũ Lão quận 1. Ngoài phục vụ các món chay Việt Nam, các quán này còn phục vụ các món chay của Ý, Mexico, Thái Lan. Quán chay Bu Đa Nguyên
Thủy có bộ sưu tập các loại bánh kếp như cuốn rau mồng tơi xốt kem, chuối, xoài, thơm, sôcôla… giá 30.000 đồng/phần. Ngoài ra còn có các loại pizza và mì Ý.

Theo nhận xét của nhiều người sành ăn, quán An Lạc chay tại khu Phạm Ngũ Lão là quán chay ấn tượng và phong phú các món chay nước ngoài của Ý, Mexico, Thái Lan với cách chế biến khiến những người không thích ăn chay vẫn cảm thấy thật ngon. Nào là pizza Ý, càri Thái, gà xào Thái Lan, bánh mì bơ tỏi, trứng ốpla, bánh mì trái bơ… Đặc biệt, bánh Mexico đa dạng màu sắc với vỏ bánh vàng ươm, cà chua tươi rói và cải xanh mát mắt. Kẹp bên trong là lớp nhân bánh làm từ đậu đen thật bùi, thật thơm. Chan thêm ít nước xốt cà chua lên bánh nữa là hoàn hảo.

Chủ quán chay An Lạc nói: “Người nước ngoài thích ăn món chay Việt, còn người Việt lại thích ăn món chay nước ngoài”.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến hệ thống nhà hàng chay Âu Lạc Healthy World với các món chay Âu, Á kiểu à la carte, lẩu băng chuyền và buffet. 


Nhà hàng chay lẩu nấm An Nhiên có các món lẩu gà tiềm nấm, sủi cảo chiên giòn, cơm xá xíu, mì nấm xá xíu Quảng Đông, hủ tíu Nam Vang, lẩu tiềm vị thuốc mát, lẩu chua tom yum của Thái...

Chị Lê Minh Hương, nhân viên kế toán một công ty xây dựng tại quận 1 cho biết: “Tôi thích món chay nước ngoài không chỉ vì cảm giác an tâm về sức khỏe mà còn để cảm nhận sự mới mẻ, biến hóa phong phú của ẩm thực”.


Địa chỉ tham khảo
  • Nhà hàng An Lạc chay 175/1 Phạm Ngũ Lão, Q.1. ĐT: 38377751.
  • Quán Chay Bu Đa Nguyên Thủy 175/16 Phạm Ngũ Lão, Q.1. ĐT: 3837 3595.
  • Nhà hàng Sài Gòn Phố chay 781/C3 Lê Hồng Phong nối dài, P.12, Q.10. ĐT: 38683459.
  • Nhà hàng Âu Lạc Healthy World 11 – 13A Nơ Trang Long, P.7, Q. Bình Thạnh. ĐT: 35515013.
  • Nhà hàng lẩu nấm chay An Nhiên 8A – 10 Phạm Ngũ Lão, P.3, Q. Gò Vấp. ĐT: 39890942.

http://www.sgtt.com.vn/Huong-vi-que-nha/137213/An-mon-chay-nuoc-ngoai.html

Biến Đổi Khí Hậu: Khí hậu Nam Cực biến đổi do thủng tầng ozone

"Ozone hole located over the South Pole has been linked with the climate change of the Southern Hemisphere." Australia has been heavily impacted in recent years.
   
Khí hậu Nam Cực biến đổi do thủng tầng ozone
Trúc Quỳnh (Theo Global Daily)
Ngày 23/04/2011

Tầng ozone ở khu vực Nam Cực bị thủng là nguyên nhân khiến khí hậu Nam bán cầu biến đổi nghiêm trọng trong suốt 50 năm qua.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Khoa học Ứng dụng và Cơ khí thuộc đại học Columbia (Mỹ), lỗ thủng tầng ozone khiến Nam Cực lạnh thêm, làm gió Nam đổi chiều theo hướng từ Tây sang Đông, khiến vành đai khô hạn ở vùng cận nhiệt đới tiến xuống phía Nam làm lượng mưa tăng lên.

Australia là nước chịu tác động nặng nề, với nhiều khu vực gánh chịu khô hạn nghiêm trọng trong những năm gần đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực biến đổi 10% sẽ dẫn đến biến đổi khí hậu 35% ở Australia.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân thực sự của tình trạng biến đổi khí hậu ở khu vực này, tính từ xích đạo, khiến lượng mưa tăng thêm 10% trong nửa thế kỷ qua.

Phát thải carbon dioxide từ tự nhiên và các hoạt động của con người, phần lớn từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, là nguyên nhân mà các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách cắt giảm để tránh làm tầng ozone bị thủng.

Tuy nhiên, tầng ozone bị phá hoại nặng nề nhất là do việc sử dụng chất CFC trong thương mại và công nghiệp. Chất này gây tác động trên diện rộng ở Nam bán cầu, các nhà nghiên cứu cho biết.

Từ khi Nghị định thư Montreal 1989 được các nước thành viên ký kết để bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ chất CFC, hầu như hóa chất độc hại này đã không còn được sản xuất trên thế giới, nên các chuyên gia cho rằng lỗ thủng này sẽ tự vá lại vào giữa thế kỷ này.


http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Khi-hau-Nam-Cuc-bien-doi-do-thung-tang-ozon/20114/142179.datviet

Sống Xanh: Thiện nguyện viên CLB Hành Trình Xanh làm sạch môi trường

Volunteers from Go Green Club in Việt Nam are keeping their world clean.

Các thiện nguyện viên trong CLB Hành Trình Xanh làm sạch môi trường.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Kiểm - Món chay "rặt" Nam Bộ

"Kiểm" is a uniquely southern Vietnamese vegan dish. It is also among the most popular vegan entrees/soups. Kiểm can be enjoyed with bún (thin rice vermicelli) or rice. Coconut milk is a must, and the rest of the ingredients can be viewed below.

Kiểm - Món chay "rặt" Nam Bộ
Thanh Quân - Ảnh: Tuấn Kiệt

Ở miền Nam, cứ đến ngày rằm lớn hay giỗ chạp các bậc sư thầy, bá tánh có thói quen vào chùa dùng một bữa chay. Nhà chùa luôn dọn thức ăn sẵn, và đặc biệt trên bàn không thể thiếu món canh kiểm sóng sánh lớp nước dừa trắng ngà thơm phức.

Kiểm là một trong những món chay hiếm hoi có tên riêng, chứ không dùng tên kiểu “giả mặn” như đại đa số món chay khác và thường được nấu trong dịp rằm, giỗ quảy ở nhà, chùa. Để nấu kiểm, ta cần chuẩn bị bí đỏ, khoai lang, đậu que, đậu phộng, bột khoai, đậu hủ, nước cốt dừa …Chan canh kiểm vào cơm hay bún ăn cũng đều ngon. 

Để hiểu thêm về nguồn gốc món ăn này, tôi đã gặp ni sư Hà, bếp phó của Tịnh xá Ngọc Phương và được sư kể rằng: Nguồn gốc món kiểm là do từ xưa Phật tử thường cúng dường vào dịp rằm, lễ. Người mang đến trái bí, kẻ dâng miếng khoai, quả mướp… Các nhà sư mới nghĩ ra cách gộp tất cả những nguyên liệu này nấu thành món ăn thết đãi chúng sanh. 

Còn chị Như, một người Việt gốc Hoa: Kiểm có nguồn gốc từ món “tàu thưng” của người Triều Châu. “Tàu thưng” nghĩa là canh đậu và được nấu từ đậu xanh, bột báng, tàu hủ ki, khoai lang. Khi định cư ở đồng bằng sông Cửu Long, họ kết vợ chồng với người Việt và món “tàu thưng” dần dần được Việt hóa như chế thêm nước cốt dừa vào, và thành ra món kiểm ngày nay.

Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì món kiểm đến nay vẫn được người Nam Bộ xem như món ăn chay đặc trưng của mình. Thiếu nước cốt dừa là mất đi linh hồn của canh kiểm. Bạn về miền Tây thì sẽ thấy, hầu như nhà nào cũng có ít nhất một cây dừa để dùng khi làm bánh, nấu chè. Người Nam thích món ăn có hậu ngọt thì ai cũng biết, và món kiểm thì ngọt đến mức có người còn cho rằng chỉ có dân rặt Nam Bộ mới có thể nếm được kiểm, bởi nó ngọt như chè vậy. Nhưng thực ra, kiểm là sự kết hợp của ngọt, mặn và béo; cùng với vị bùi của khoai, giòn của đậu phộng, và mềm của đậu hủ.

(Tùy theo sở thích mà tô canh kiểm có thể được nấu từ bí đỏ, khoai lang, khoai môn, khoai mì, cà tím, đậu que cho tới chuối, mít chín, sa kê.)

http://www.bepgiadinh.com/cam-nhan-chia-se/kham-pha/kiem-mon-chay-rat-nam-bo

Tài Nguyên Nước: Nước vô giá nhưng không vô hạn (Thiên Sơn)

Water is priceless but not limitless.

Nước vô giá nhưng không vô hạn
Thiên Sơn / Báo Người Cao Tuổi

Chương trình về nước của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra lời cảnh báo: Nước ngọt là nguồn tài nguyên giới hạn, dễ suy thoái do tác động của con người và thiên nhiên.

Ở nước ta, việc phá rừng, sự phát triển ồ ạt của thủy điện vừa và nhỏ không theo quy hoạch, tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi đang làm biến dạng lưu vực các dòng sông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước. Chương trình phát triển nhà máy thủy điện của các nước bạn trên sông Mê-Kông và ô nhiễm đầu nguồn Sông Hồng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn nước ngọt của chúng ta...

Nước cần cho sự sống

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy của nó đang biểu hiện rất mạnh mẽ không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam. Những trận lũ, lụt lịch sử, tình trạng hạn hán trên diện rộng, hiện tượng sạt lở núi, sông và bờ biển ngày càng trở nên trầm trọng. Hai châu thổ Bắc bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang phải chịu những đợt hạn hán, còn suốt dải đất miền Trung thì mưa lũ dồn dập, đó chính là dấu ấn rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu.

Nguồn nước hiện nay đang suy giảm nghiêm trọng cả về chất và lượng. Nguyên nhân do khai thác quá lớn, quá giới hạn, thiếu các giải pháp bảo vệ tầng chứa nước. Trừ các công trình thủy điện trên sông Đà, sông Lô và sông Chảy là có tỉ lệ nguồn nước đáng kể từ ngoài lãnh thổ, còn lại các công trình thủy điện khác đã và đang cày xới từ nguồn sinh ra trong nước. Ở miền Trung, Tây Nguyên, diện tích tự nhiên không lớn nhưng có tới 90 nhà máy thuỷ điện, phá hủy gần 10.000 ha rừng, phần lớn là rừng nguyên sinh. Tỉnh Quảng Nam chỉ có diện tích 10.500 km2 nhưng có lúc đã xem xét tới 56 dự án thủy điện nhỏ, huyện Sa Pa có tới hơn 10 dự án thủy điện v.v…

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, chính việc khai thác đến cạn kiệt nguồn tài nguyên nước mà không có các biện pháp bảo vệ nên chúng ta đang phải trả giá, đã hủy hoại môi trường vô ý thức khiến hơn 160 tỉ m3 nước bị ô nhiễm không dùng được (mùa khô toàn bộ kênh rạch miền Tây Nam bộ bị ô nhiễm); sông Sài Gòn, sông Cầu, Sông Thương, hạ lưu sông Đồng Nai… là những ví dụ sống minh chứng cho việc đánh đổi tài nguyên nước lấy sự phát triển, khiến những con sông chứa đựng nguồn tài nguyên nước vô giá trên trở thành "dòng sông chết". Chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM số lượng giếng khoan khai thác nước cũng đủ khiến người ta giật mình. Tại thành phố Hà Nội hiện có 170.000 giếng và TP HCM là 300.000 giếng, trong đó có quận mật độ giếng cao như Phú Nhuận (TP HCM) có tới 872 giếng/km2.

Việc khai thác nước dưới đất bừa bãi, thiếu vai trò quản lí của Nhà nước, khoan khai thác thiếu kĩ thuật đã dẫn đến cạn kiệt và làm nguồn nước bị ô nhiễm nặng rất khó phục hồi.

Phải bảo vệ nguồn nước bằng mọi giá

Mực nước ngầm mỗi ngày một hạ thấp kèm theo khối lượng xây dựng trên mặt đất ngày càng lớn khiến mặt đất bị ép, biến dạng dẫn đến sụt lún. Với mực nước biển trong 20 năm qua đã tăng lên 10 cm kèm theo triều cường, tại TP HCM ở những nơi có cao độ < 2m đã bị ngập úng. Nước ngọt đang bị mặn hóa. Nhiều cống lấy nước ở các dự án ngọt hóa phải đóng cửa vì độ mặn ngoài sông vượt ngưỡng cho phép. Đã có nhiều đề xuất xây dựng các cống đập trên sông chính như Ba Lạt (sông Hồng), Cái Lớn - Cái Bé, Hàm Luông (ĐBSCL). Ngập triều ở TP HCM cũng tăng rõ rệt, vì thế Chính phủ cho đầu tư Quy hoạch thủy lợi chống ngập ở đây với vốn trên 11.000 tỉ đồng.

Toàn lãnh thổ nước ta đang xảy ra tình trạng căng thẳng về nguồn nước, đặc biệt Đồng bằng Bắc bộ, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và một phần đồng bằng sông Cửu Long đều do quá lạm dụng khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng không có ý thức bảo vệ.

Đã đến lúc phải xây đập ngăn các cửa sông, lựa chọn nhưng không cản trở thoát lũ như kiểu ở cửa sông Muray-Darling ở Úc, hoặc ngăn hẳn các vịnh biển để chứa nước ngọt như ở Hà Lan hay Hàn Quốc. Tại đồng bằng sông Cửu Long phải nghĩ đến việc lợi dụng các khu trũng quây lại làm hồ chứa nước. Miền Trung, Đông Nam bộ cần có biện pháp bổ sung nguồn nước cho các tầng nước ngầm. Đặc biệt không phá rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn làm thủy lợi, không khai thác nước ngọt mà không có quy hoạch cụ thể.


http://www.nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=10&ID=5876

Môi Trường Quanh Ta: Đồng bằng Sông Cửu Long đang kêu cứu (Gia Minh)

The Mekong Delta is crying for help.
  
Đồng bằng Sông Cửu Long đang kêu cứu
Gia Minh, biên tập viên RFA
Ngày 25 tháng 4, 2011
Copyright © 2006, RFA. Đăng tải lại với sự cho phép của Radio Free Asia, 2025 M St. NW,
Suite 300, Washington DC 20036. http://www.rfa.org.


(RFA) Gần đây, nhất là trong tuần qua, vấn đề xây dựng đập thủy điện Xayaburi của Lào trên dòng chính Sông MêKông là đề tài nóng tại khu vực Đông Nam Á.

Vấn đề có thêm một đập nước trên dòng chính Mêkông, cùng với những đập được xây dựng lâu nay trên phần dòng sông này chảy qua Trung Quốc, làm tăng thêm mối quan ngại về những biến đổi về môi trường, thủy văn, thổ nhưỡng… tác động đến cuộc sống của hằng triệu người sống nhờ vào dòng sông này, nhất là ở dưới hạ nguồn.

Tác động từ những đập thủy điện liên tục được xây dựng cộng với tình hình biến đổi khí hậu: dự báo mưa thất thường, nước biển dâng lên được cho là những thách thức trước mắt đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.Thực tế đó qua đánh giá của một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vấn đề này lâu nay ra sao? Đây là đề tài trong chuyên mục Khoa học - Môi trường kỳ này.

Nguy cơ từ thượng nguồn và từ hạ nguồn


Trong bài viết ‘Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt với thách thức kép của Biến đổi khí hậu’, giáo sư tiến sĩ khoa học Nguyễn Ngọc Trân, đồng thời cũng là một đại biểu quốc hội khóa 12 của Việt Nam, ghi rõ: “Nằm ở tận cùng của lưu vực giáp với Biển Đông, châu thổ Sông Mêkông là một trong những châu thổ của thế giới bị uy hiếp nghiêm trọng nhất bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Phần lãnh thổ Việt Nam của châu thổ, nơi có gần 20 triệu người dân sinh sống, phải đối mặt với một thách thức kép phát sinh từ sự biến đổi khí hậu này: một từ những biến động từ nguồn nước đến; hai từ những tác động của biển mạnh lên, trong đó có cả mức nước biển dâng.”  

Tác giả Nguyễn Ngọc Trân đã phân tích rõ những thách thức từ phía nguồn. Đó là khi dân số mỗi ngày một tăng lên, nhu cầu về nước của con người tăng, chính phủ của các quốc gia đã, đang và sẽ có những kế hoạch chuyển nước từ những dòng sông chính đến những nơi cần nước. Ông nêu ra hai dự án chuyển nước từ lưu vực Sông Mê kông của Thái Lan lập ra trong mấy thập niên qua, đó là dự án chuyển nước Kok-Ing-Yom-Nam ra khỏi lưu vực và dự án chuyển nước Kong Chi-Mun trong lưu vực.

Theo ông Nguyễn Ngọc Trân, Trung Quốc cũng có dự án chuyển nước trên lãnh thổ của họ theo ba tuyến. Thế rồi tình trạng xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính Mê Kông bên Trung Quốc và nay đến các nước khác. Đó là những tác động từ trên xuống, trong khi những cơ quan nghiên cứu về tình hình biến đổi khí hậu đưa ra cảnh báo hiện tượng trái đất ấm dần lên khiến băng từ hai cực tan ra làm cho nước biển dâng ảnh hưởng đến những quốc gia ven biển như Việt Nam.  
     
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân trong bài viết ‘Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt với thách thức kép của Biến đổi khí hậu’ ghi rõ:  “Với mức nước biển dâng, quá trình biển mạnh lên sẽ có  những tác động tương ứng lên vùng duyên hải, vùng cửa sông và truyền theo sông vào trong nội địa châu  thổ. Những thay đổi trong sự giao thoa giữa quá trình sông và quá trình biển, cũng như sự giao thoa giữa hai chế độ triều Biển Đông và Vịnh Thái Lan sẽ làm thay đổi môi trường tự nhiên, các diện sinh thái và từ đó tác động đến sản xuất và đời sống ở châu thổ này."

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Đài chúng tôi hồi năm ngoái, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân nhắc lại những nhận định của ông về tác động kép đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long do biến đổi khí hậu và tình trạng xây dựng các đập thủy điện, can thiệp vào dòng chảy của Sông Mêkông:

Nói ‘kép’ vì có tác động từ trên thượng nguồn xuống và từ biển lên. Hai tác động này không tách rời nhau mà quyện vào nhau.

Về phía thượng nguồn có rất nhiều đập đã, đang được xây dựng và sẽ đề xuất được xây dựng. Nếu như vậy, chế độ thủy văn trên dòng chính Sông Mêkông sẽ trở thành chế độ dòng chảy theo bậc thang với tất cả những ‘thuận và nghịch’ của nó. Theo tôi nghĩ mặt thuận là ‘tốt’ nếu có sự đồng thuận về mặt sử dụng chế độ vận hành của các đập đó và bao nhiêu đập là vừa. Nhưng mặt ‘nghịch’ theo tôi rất nhiều, bởi vì qua mỗi đập dòng chảy tự nhiên bị thay bằng dòng chảy của chuỗi đập. Một ví dụ như ở  miền Trung Việt Nam vừa qua phải xả lũ gây hại cho dưới hạ lưu. Thứ hai phù sa qua mỗi nhà máy như thế đều bị lọc đi rất nhiều. Lượng phù sa sẽ giảm đi rất nhiều chứ không phải 150 triệu  mét khối mỗi năm chảy về Đồng bằng Sông Cửu Long trước khi ra biển. Rồi nguồn lợi thủy sản cũng bị lọc đi rất nhiều, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt lớn.

Năm vừa rồi cũng có thể do hạn hán, nhưng không  biết vận hành của các đập trên thượng nguồn thế nào, mà đã có tình trạng Sông Mêkông ‘phơi đáy’ chẳng những ở phía dưới Việt Nam, mà ở Luang Prabang, Vientaine… giáp với thượng lưu Sông Mêkông cũng bị. Vấn đề này trước Hội nghị Hua Hin, người ta nói nhiều rồi.

Còn dưới hạ lưu phía Việt Nam, mực nước biển dâng lên là một thực tế rồi. Ở những nơi  mặn vào sâu hơn, bà con nông dân đang chờ đợi chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, nhiều khi luôn cả tập quán canh tác và tập quán sản xuất nữa.

Đây là bài toán rất hệ trọng ảnh hưởng đến an ninh lương thực và đời sống người dân.
Trong những bài phát biểu tôi đều đã nói như thế.


Làm sao cứu Đồng bằng Sông Cửu Long

Trước những cảnh báo về các tác động kép do tình trạng biến đổi khí hậu cũng như thay đổi nguồn nước từ thượng nguồn đổ về mà khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long phải đối mặt, những nhà khoa học như tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân đã có đưa ra những đề xuất để có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực đó. Ông có ý kiến về kế hoạch tổng thể chống biển đổi khí hậu của Việt Nam:

Nhà Nước, Chính phủ đã có triển khai một số công việc; nhưng tôi nghĩ, trong ‘sự đời’ được mặt này thì không được mặt kia: được mặt tích cực chuẩn bị công bố với quốc tế, ra các mức ‘mực nước biển dâng’; nhưng vấn đề cụ thể đối với người dân, nhận thức thế nào không phải chỉ nói chung chung mà phải rất cụ thể. Việt Nam có bảy tám vùng kinh tế sinh thái, nên cụ thể của từng vùng là gì, những biện pháp thế nào cần phải làm tích cực hơn.


Đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long ông cũng có đề xuất như sau:

Đối với địa bàn rộng bốn triệu hécta, rộng gần bằng Bỉ và Hà Lan, thì vấn đề cấp bách nhất là phải nhận thức đầy đủ về việc ứng phó. Việc xây dựng công trình này, công trình kia sẽ được thực hiện khi đã có cơ sở khoa học đầy đủ.

Bốn kiến nghị mà tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân đưa ra trong bài viết ‘Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt với thách thức kép của Biến đổi khí hậu’ gồm có việc xem xét kỹ lưỡng tất cả những tác động đối với môi trường toàn bộ khu vực của những dự án xây đập trên dòng chính sông Mêkông từ phía Trung Quốc cho đến các nước hạ nguồn; các quốc gia cần hợp tác để khai thác nguồn nước một cách bền vững, cũng như chia xẻ số liệu, thông tin về khí tượng- thủy văn cũng như chế độ vận hành các đập.

Ông nói về hướng hợp tác cần có giữa các nước trong khu vực đối với những vấn đề vừa nêu:

Chuyện đã qua ai cũng biết rồi. Tôi chỉ muốn nói đến hướng tương lai. Ủy hội Sông Mekong có bốn nước Lào, Thái Lan, Kampuchia và Việt Nam; còn hai nước Trung Quốc và Miến Điện (Myanmar) thì tham gia khi nào có lợi cho họ thôi, cho nên vấn đề là sáu nước cùng chia xẻ Dòng sông Mêkông phải ngồi lại với nhau và đặt tiêu chí, mục tiêu đầu tiên là sự phát triển bền vững của cả lưu vực; như vậy mới phát huy được và hợp tác để cùng phát triển nguồn nước Sông Mêkông - một lợi thế mà thiên nhiên ban cho cả sáu nước trong lưu vực. Đây là con đường duy nhất. Điều này tôi cũng đã phát biểu ở các hội nghị quốc tế như Hội nghị Các Đập lớn Quốc tế hồi tháng 5 vừa rồi ở Hà Nội.

Rất nhiều nhà khoa học như tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân đã có những phân tích về các tác động tiêu cực, mà có thể nói mạnh là những tai họa sinh thái mà người dân sống dọc Dòng Mêkông, nhất là ở hạ nguồn như vùng Đồng bằng Sông Cửu Long phải hứng chịu. Dân gian từ lâu đã có câu vì ‘quyền lợi trước mắt mà không thấy cái họa lâu dài’; điều này đúng với hiện trạng khai thác nguồn lợi tự nhiên một cách vội vã lâu nay, mà không màng đến những cảnh báo khoa học đưa ra.


http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/double-impacts-on-mekong-delt-04252011070232.html

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Cơm niêu Thái chay - Vegan Thai claypot rice (Tạ Đình Nhựt)


Vegan Thai claypot rice as shown by chef Tạ Đình Nhựt at Vô Thường Vegetarian Restaurant.  68/8 Trần Quang Khải, Ward Tân Định, District 1, HCM City, Việt Nam. You'll need good Thai rice (long grains), coconut milk, shredded coconut, pandan leaves, some curry powder (for sauce), and basic seasonings (a bit of salt, a bit of sugar, a bit of vegan seasoning powder). Oh, for authenticity, you also need a claypot. If interested, please write us at: Info@VietNamAnChay.com

Cơm niêu Thái chay

Hướng dẫn: Tạ Đình Nhựt, quán chay Vô Thường (68/8 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q.1, TP.HCM)
Lê Anh ghi (Phụ Nữ Online)

Nguyên liệu:
  • 100g gạo dẻo Thái (khoảng 1 chén rưỡi)
  • 20g dừa nạo (khoảng 1/4 chén)
  • 50ml nước cốt dừa (khoảng 1/4 chén)
  • 1 muỗng cà-phê muối
  • 1 muỗng  cà-phê đường
  • Một ít lá dứa
  • 1 cái niêu đất
Nguyên liệu cho xốt cà-ri:
  • 100ml nước dùng rau củ
  • 1/2 muỗng cà-phê bột cà-ri
  • Hạt nêm chay vừa đủ
  • 50ml nước cốt dừa (khoảng 1/4 chén)
Thực hiện:
  • Gạo vo sạch, để ráo, rưới nước cốt dừa, cho muối, đường vào trộn đều.Cho vào xửng hấp, thêm lá dứa cho thơm. 
  • Khi hấp, thỉnh thoảng mở bung nắp, xới cho cơm tơi, xốp và đảm bảo chín đều là được.
  • Cơm dừa nạo xay nhuyễn, cho vào chảo nóng rang đến vàng, thơm.
Làm xốt: 
  • Bắc nồi nước dùng rau củ lên bếp, cho bột cà-ri vào, nấu sôi, nêm muối, đường, hạt nêm vừa ăn. 
  • Dừa vắt lấy nước cốt, cho vào xốt, đun sôi lại, để lửa riu riu đến khi xốt sánh, nhắc xuống.
  • Cho cơm ra niêu đất để giữ nóng, rắc dừa lên mặt, ăn với xốt cà-ri.

Quán Chay Nở Rộ: Quán Chay Vô Thường (Tân Định, Quận 1, Sài Gòn)

Vô Thường (Ephemeral) Vegetarian Restaurant offers diners a precious space of tranquility. 68/8 Trần Quang Khải, Ward Tân Định, District 1, HCM City.

Quán Chay Vô Thường
Bài & ảnh: Lưu Đình Long 

Lấy tên quán từ một quy luật của cuộc sống: vô thường, những thành viên sáng lập quán ấy muốn chia sẻ thực khách của mình sự thật ấy. Tâm niệm được truyền đi bằng câu kệ “Đã biết vô thường sao lại còn phiền não”…

Đến quán chay Vô Thường (68/8 Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q.1, TP.HCM) bạn sẽ tìm thấy một góc thiền cho mình. Tĩnh lặng. Bình yên. Đó là một không gian ăn uống thanh tịnh và giúp con người sống chậm – theo chủ quán. Tôi cũng cảm nhận được điều đó.

Những người chủ của quán đều là những bạn trẻ có tâm nguyện bỏ mặn ăn chay, bởi trước đó họ đều là những đầu bếp chuyên mặn. Và có lẽ, bỗng một ngày thấy sự vô thường nơi cuộc đời và thể nghiệm được mọi nỗi khổ niềm đau phát xuất từ nguyên nhân sát sanh (giới thứ nhất trong năm giới của nhà Phật là không sát sanh) nên họ đã hiệp tâm mở quán.

Sát sanh sẽ gây ra oán cừu mà cũng vì đó con người sanh tử luân hồi. Oan oan mãi từ đời này sang đời khác, nên dừng sát sanh bằng việc nấu và ăn chay là một hành động thiện lành. Sát sanh cũng là nhân gây ra tật bệnh, chết yểu và nhiều nỗi khổ niềm đau khác!

Và khi mà tiếng kêu của loài vật bị sát hại vang lên cũng là lúc mà môi trường kêu cứu. Thử hình dung quá trình nuôi một loài động vật làm thức ăn cho con người sẽ phải tàn phá thiên nhiên nhiều như thế nào? Hàng chục tạ thức ăn (bột gạo, cám, rau…) mới cho ra ít chục ký thịt heo! Con người nếu chịu khó suy nghĩ và phản tĩnh thì sẽ thấy lợi ích của việc ăn chay và không sát sanh.

Cảm ơn vì tôi lại được biết thêm tâm niệm thiện lành từ những người mở quán chay Vô Thường. Cảm ơn không gian dễ thương, thoáng mát, tĩnh lặng nơi Vô Thường quán đã cho nhiều người có cơ hội tĩnh tâm, lắng dịu thân-tâm mình! Những thức ăn chay là tặng phẩm của đất trời và công lao tác sẽ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho bản thân, giúp thân khỏe, nhẹ và tâm an…

Tham khảo giá:

* Thức ăn: từ 25.000-35.000 đồng/món
* Thức uống: từ 10.000 – 25.000 đồng/món
* Cơm: từ 4.000 đồng
* Trà đạo: 25.000 đồng/người

Hướng đi: Từ Trần Quang Khải, quẹo theo hướng qua cầu Hoàng Hoa Thám, quán ở tay phải!

http://vn.360plus.yahoo.com/nhutdominico/article?mid=389&prev=-1&next=388
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...