Phóng sanh - Fish release, a tradition of compassion |
(Source) “Before the advent of Sakyamuni Buddha, there was near Kapila town a village inhabited by fishermen, and in it was a big pond. It happened that because of a great drought, the pond ran dry and all the fish were caught and eaten by the villagers. The last fish taken was a big one and before it was killed, a boy who never ate fish, played with it and thrice knocked its head.
Later, after Sakyamuni Buddha's appearance in this world, King Prasenajit who believed in the Buddha-dharma, married a Sakya girl who then gave birth to a prince called Crsytal. When he was young, Crystal had his schooling in Kapila which was then inhabited by the Sakya clansmen. One day while playing, the boy ascended to the Buddha's seat and was reprimanded by others who dragged him down. The boy cherished a grudge against the men and when he became king, he led his soldiers to attack Kapila, killing all its inhabitants.
At the same time, the Buddha suffered from a headache which lasted three days. When His disciples asked Him to rescue the poor inhabitants, the Buddha replied that a fixed Karma could not be changed. By means of his miraculous powers, Maudgalyayana rescued five hundred Sakya clansmen and thought he could give them refuge in his own bowl which was raised up in the air. When the bowl was brought down, all the men had been turned into blood.
When asked by His chief disciples, the Buddha related the story of the villagers who in days gone by had killed all the fish in their pond; King Crystal had been the big fish and his soldiers the other fish in the pond; the inhabitants of Kapila who were now killed had been those who ate the fish; and the Buddha Himself had been the boy who thrice knocked the head of the big fish. Karma was now causing Him to suffer from a headache for three days in retribution for his previous act. Since there could be no escape from the effects of a fixed Karma, the five hundred Sakya clansmen, although rescued by Maudgalyayana, shared the same fate. Later, King Crystal was reborn in a hell.
As cause produces effect which in turn becomes a new cause the retribution is inexhaustible. The law of causality is really very dreadful.”
Quan điểm về ăn chay của đạo Phật
Biên soạn: Tâm Diệu
Phóng Sanh:
Trong Kinh Phạm Võng đức Phật dạy: "Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta. Từ nhiều đời ta đều thác sanh nơi đó. Vì lẽ ấy nên chúng sanh trong lục đạo đều là cha mẹ ta. Nếu giết chúng để ăn thịt, thời chính là giết cha mẹ ta, mà cũng là giết thân cũ của ta. Tất cả chất tứ đại đều là bổn thân bổn thể của ta, cho nên phải thường làm việc phóng sanh và khuyên bảo người khác làm. Nếu lúc thấy người đời sát sanh, nên tìm cách cứu hộ cho chúng được thoát khỏi nạn khổ."
Vì thế, là Phật tử, chúng ta không những ăn chay để tránh sát sanh, để nuôi dưỡng lòng từ bi, thể hiện tâm bình đẳng với muôn loài, không nỡ thấy những chúng sinh bị đâm giết, quằn quại đau thương trong vũng máu, mà chúng ta còn phải thể hiện tích cực hơn nữa là phóng sanh.
Phóng sanh là giải phóng những sinh vật khỏi bị giam tù trong lồng chậu, cởi trói cho những ai bị oan ức tù đầy.
Phóng sanh mang hai ý nghĩa quan trọng, là cứu mạng sống và trả lại quyền tự do cho chúng sinh, trong đó bao gồm cả con người và con vật. Hai tác động này sẽ mang lại hai quả báo tốt đẹp cho những ai thực hiện phóng sinh, là mạng sống được dài lâu, khỏe mạnh, và hưởng đời sống tự do qua quá trình nhân quả.
Đó là chưa kể đến phó sản tức là kết quả phụ của việc phóng sanh, như thường trở nên giầu có vì bỏ tiền riêng ra chuộc người hay mua súc vật sắp bị giết làm thịt để phóng sinh. Tiêu dùng tiền của vào những việc này thì sẽ được quả báo giầu có trở lại. Gieo một hạt cam còn được hái cả ngàn trái, huống chi cứu một con vật khỏi bị giết. Kết quả của công đức phóng sanh thật khó mà lường được.
Có những tai nạn máy bay rớt, xe lật mà đôi khi chỉ còn một người sống sót. Ai có thể giải thích được điều này?
Có những cuộc tàn sát tập thể dã man, lớn như cuộc tàn sát "holocaust" người Do Thái, vừa vừa như "killing fields" ở Cao Miên và tết Mậu Thân ở Huế, Việt Nam và nhỏ như những vụ bắn giết học sinh tại Arkansas, Oregon, Mississippi..v..v.. Họ bắn giết nhau một cách si mê. Ai có thể giải thích được điều này?
Phật giáo cho rằng đó là kết quả của nghiệp sát sanh và không phóng sanh. Nguồn gốc sâu xa của các trận chiến tranh tàn sát, chính là nghiệp sát sanh. Con người giết thú vật như điên dại, chỉ riêng ở Bắc Mỹ Châu cứ mỗi giây đồng hồ là có hơn 250 con vật bị giết làm thịt tại các lò sát sanh, tức hơn 8 ngàn triệu (tám tỷ) con bị giết hàng năm. Họ đâu biết rằng niềm oán hận ngập trời khó thể nào nguôi được. Đến khi chúng đền hết tội trở lại làm người, đó là lúc ân đền oán trả.
Thuở xưa ở thành Ca Tỳ La bên xứ Ấn Độ, có một làng đánh cá, gần làng có hồ rộng mênh mông, gặp lúc hạn hán mất mùa, bao nhiêu tôm cá trong hồ đều bị dân làng bắt ăn, đến con cá cuối cùng lớn nhất cũng bị làm thịt, chỉ có một đứa bé không hề thích ăn cá, đùa nghịch gõ lên đầu con cá lớn kia đến ba cái.
Đến thời Phật Thích Ca, vua Ba Tư Nặc là người sùng mộ đạo Phật, cưới một cô con gái dòng họ Thích Ca sinh ra một thái tử tên là Lưu Ly. Thuở ấu thơ, Lưu Ly thường hay qua bên thành Ca Tỳ La chơi. Một hôm vì đùa nghịch nơi tòa thuyết pháp của đức Phật, bị người gác mắng và đuổi ra ngoài, Lưu Ly nuôi hận trong lòng, đến khi lên ngôi vua, đem đại quân tấn công thành Ca Tỳ La, giết sạch cư dân trong thành, trong thời gian này đức Phật nhức đầu hết ba ngày, các vị đại đệ tử đến cầu xin Phật giải cứu. Tôn giả Mục Kiền Liên dùng thần thông lấy bình bát thâu năm trăm người họ Thích Ca bay lên không, cho rằng đã cứu được họ, nhưng đến khi đổ ra, thì chỉ thấy toàn máu. Các vị đệ tử hỏi Phật nguyên do vì đâu.
Đức Phật bèn đem câu chuyện tiền kiếp thôn dân ăn cá kể lại, con cá lớn kia nay là vua Lưu ly, còn binh tướng theo Lưu Ly là bầy tôm cá trong hồ khi xưa, dân cư thành Ca Tỳ la bị giết chính là thôn dân ngày nọ, còn đứa nhỏ gõ đầu cá mà không ăn cá chính là đức Phật ngày nay chịu quả báo nhức đầu ba ngày là do hồi ấy gõ đầu con cá ba lần. Nghiệp khó chuyển nên bấy giờ họ Thích Ca năm trăm người, tuy được Mục Kiền Liên cứu ra, song vẫn không toàn tính mạng. Về sau vua Lưu Ly bị đọa vào địa ngục. Oan oan tương báo khó có ngày dứt.
Đó là câu chuyện nhân quả điển hình, có ghi trong sử sách Phật giáo, và vì thế, ngày nào con người còn tạo nghiệp sát sanh, còn thích ăn thịt cá, còn làm súng, còn săn bắn, còn giam giữ người và vật vô tội ngày đó còn có những cuộc tàn sát chiến tranh.
Là Phật tử, chúng ta nên thực hành lời Phật dạy nêu trên là không giết hại chúng sinh và nên phóng sinh.
Không giết hại chúng sinh (thể hệ qua việc thực hành ăn chay) và phóng sinh là hai điều vô cùng hệ trọng, không những nghiêm trì đệ nhất giới luật của đạo Phật trong tiến trình tu tập tự thân, mà còn thể hiện sự báo hiếu chân thật vào cao quý nhất đối với cha mẹ nhiều đời trong quá khứ, bởi vì như đức Phật dạy, chúng sanh từ đời này sang đời khác thay phiên lần lượt làm cha mẹ con cái của nhau. Ăn thịt chúng sinh tức là ăn thịt cha mẹ mình, là tội bất hiếu lớn nhất trong các tội bất hiếu.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm, người ăn chay và hay phóng sinh thường có thân thể mạnh khỏe, ít tật bệnh, ít gặp tai nạn và thường được sống những nơi an ổn không thù hận và không chiến tranh.
http://www.quangduc.com/AnChay/08anchay2.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét