Some herbs such as purple basil and peppermint have been used to relieve a variety of ailments.
Các loại rau húng trị đau dạ dày, viêm phổi
BS Thành Đức
TPO - Cây húng láng còn gọi là cây húng quế, cây húng láng giổi. Kinh nghiệm dân gian và Đông y còn dùng húng láng để trị một số bệnh, húng láng có vị cay, tính ấm, vào phế âm có tác dụng giảm cảm, tan huyết tụ và thoát mồ hôi.
Cây húng láng
Trị cảm cúm, đầy bụng: Lấy 15g húng láng tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, hòa cùng một ít nước nóng, uống trong ngày.
Trị chứng đau mắt: Lấy một nắm lá húng láng rửa thật sạch, giã nát cùng vài hạt muối rồi đắp lên mắt.
Trị chứng ăn không tiêu, bụng ậm ạch, đau vùng dạ dày: Lấy 15 - 20g lá húng láng tươi rửa sạch sắc với 3 bát nước (bát ăn cơm) còn 1 bát chia làm 2, uống hết trong ngày thì khỏi. Phương thuốc này còn chữa được cả chứng bí tiểu tiện rất hiệu nghiệm.
Trị chứng đau răng: Khi bị sâu răng gây đau nhức lấy lá húng giổi tươi sắc thật đặc để súc miệng và ngậm thường xuyên rất tốt.
Trị chứng chảy máu do ngã, do bị đánh chấn thương chảy máu, đau nhức: Lấy lá húng láng tươi rửa thật sạch, giã nát đắp lên vết thương rất chóng khỏi. Phương thuốc này có thể áp dụng để chữa trị khi bị rắn cắn, trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện để cứu chữa cũng rất tốt.
Cây húng chanh
Cây húng chanh còn có tên gọi khác là cây rau tần. Theo Đông y, húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, không độc, đi vào phế, có công dụng giải cảm, trục hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, tiêu độc…
Trị chứng lạnh phổi phát ho: Lấy 20 - 30g lá húng chanh tươi rửa sạch sắc với 600ml nước, còn 150ml thì chia làm 3, uống trong ngày. Khi uống đun lên cho ấm rất hiệu nghiệm.
Trị chứng ho suyễn: Lấy 12g húng chanh tươi, 10g lá tía tô tươi, rửa sạch 2 thứ rồi sắc 3 bát nước. Khi sắc cho thêm vài lát gừng. Còn 1 bát nước thì chia làm 3 lần. Uống trong ngày. Trong thời gian uống thuốc nên kiêng ăn các chất tanh, lạnh, mỡ…
Trị chứng cảm, cúm: Lấy 1 nắm lá húng chanh, 1 nắm lá húng cay, đổ nước vào nồi bỏ húng chanh, húng cay vào đun thật sôi để xông và lấy 15g lá húng chanh đã phơi khô tự nhiên sắc với 3 bát nước (bát ăn cơm) và vài lát gừng tươi. Còn 1 bát chia làm 3 uống trong ngày.
Trị chứng sưng đau do bị côn trùng cắn, đốt: Lấy lá húng chanh rửa sạch, nhai kỹ hoặc giã nát đắp lên vết cắn, đốt của côn trùng rất hiệu nghiệm.
Cây húng cay
Trị chứng viêm họng, khản tiếng: Lấy một nắm húng cay tươi rửa sạch, giã nát cùng vài hạt muối, cho thêm một ít nước sôi để nguội, hòa đều, vắt lấy nước. Ngậm nước thuốc trên trong miệng khoảng 10 15 phút rồi nuốt dần sẽ cho kết quả tốt.
Trị chứng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Lấy một lá húng cay tươi rửa sạch với nước sôi để nguội rồi bọc vào ngón tay chà nhẹ lên lớp tưa lưỡi của trẻ, làm vài lần sẽ khỏi.
Nếu bị rết hoặc ong đốt thì lấy lá húng cay tươi rửa sạch, nhai nhuyễn đắp vào chỗ bị cắn.
Trị chứng đi lỵ ra máu: Lấy một nắm lá rau húng cay tươi, rửa sạch sắc với 2 bát nước cong gần 1 bát, chia uống 2 3 lần trong ngày
Trị chứng ho vướng đờm trong cổ: Lấy 200g húng cay khô, tán thành bột, luyện với mật nứa thành viên như hạt nhãn. Ngậm hết 15 - 20 viên là khỏi
Trị chứng cảm nắng, nhức đầu: Lấy khoảng 15 20g húng cay tươi làm nước xông. Trước khi xông chắt một chén nhỏ uống. Xông xong lau mồ hôi, nghỉ ngơi sẽ khỏi.
Trị chứng mày đay, dị ứng sơn ta: Nếu bị mày đay mẩn ngứa thì lấy lá húng cay tươi rửa sạch bằng nước muối, vò nát xát lên chỗ mày đay sẽ khỏi. Nếu bị dị ứng sơn ta ngứa ngáy, lở loét thì lấy lá húng cay đã phơi khô hoặc sao khô nấu với nước để rửa vết lở rất mau lành.
http://www.tienphong.vn/Suc-Khoe/539147/Cac-loai-rau-hung-tri-dau-da-day-viem-phoi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét