Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Vì Sao Ăn Chay: Ăn Chay - Sát sinh và Quả báo (Phần 2)

Những vị trường chay trong nhân loại - Prominent vegetarians
Socrates  • Plato • Buddha •  Rousseau • Franklin •  Emerson
Plutarch •  Pythagoras • da Vinci • Voltaire •  Thoreau • Einstein
Tolstoy • Wagner • Shaw •  Lord Byron • Shania Twain • Gandhi
Paul McCartney • John Denver • Albert Schweitzer 

In part 2 of the book "Vegetarianism: Killing and Karma," translated from Chinese into Vietnamese by the Venerable Thích Tâm Anh, the author explains why a vegetarian diet is good for one's intellectual development and how it also reduces wars in the world. 

Ăn Chay - Sát sinh và Quả báo
Nguyên tác: Quảng Hóa – Lý Bỉnh Nam
Việt dịch: Thích Tâm Anh
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn

Phần 1: Ăn chay được mạnh khỏe, sống lâu

2. Ăn chay có thể phát triển trí tuệ

Đại Đái Lễ Ký nói: “Ăn thịt dũng cảm nhưng hung hãn, ăn chay thông minh mà hiền hậu”. Đây là thuyết “ăn chay có thể phát triển trí tuệ”, thấy ở những sách tịch cổ đại Trung Quốc. Điều này cực kỳ quan trọng đối với thành phần tri thức trẻ. Rất tiếc những người đề xướng ăn chay sau này, phần lớn chỉ lập luận trên nhân quả nghiệp báo, giới sát hộ sinh, rất ít người lao vào nghiên cứu nguyên lý “ăn chay có trí”, làm lỡ cơ duyên ăn chay cho biết bao người.

Gần đây, tiến sĩ Bình Sơn Hùng của Viện Vệ Sinh Lập Công Chúng, Nhật Bản, với con mắt của nhà nghiên cứu học thuật, đã thấy được người ăn chay tham dục ít, người ăn mặn tham dục nhiều; người ăn chay tinh thần sáng suốt, người ăn mặn thần chí lơ mơ. Người ăn chay đầu óc nhạy bén, người ăn mặn tinh thần chậm chạp. Phát giác này của ông ta hợp với thuyết “ăn chay đa trí” của người xưa.

Hiện tại, có cuốn sách nói về ăn chay, có nói y học gia hiện đại, không ngừng nghiên cứu khảo chứng, đã phát hiện được ăn chay có hai lợi ích lớn.

Thứ nhất là ăn chay có thể phát triển trí tuệ và sức phán đoán. Ông ta nói: “Theo sự minh chứng trên, vấn đề sinh lý, sức hoạt động não bộ của con người, là do trong tế bào não có hai lực lượng chính phản tác dụng lẫn nhau, xung kích không ngừng trong bộ óc của con người, hình thành nên cái mà người ta gọi là 'suy nghĩ'. Xung đột đến cuối cùng, có một phía giành được thắng lợi, đây chính là cái mà chúng ta gọi là 'quyết định'. Nhưng muốn làm cho não bộ phát huy hết được hai tác dụng chính phản, thì cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho tế bào não. Thành phần dinh dưỡng này chủ yếu là phu toan [protein, chất đạm], kế đó là vitamin B và dưỡng khí. Và trong thực vật thì ngũ cốc và các loại đậu chứa phu toan và các loại vitamin B phong phú nhất. Thịt đứng thứ hai và phân lượng rất ít, cho nên chỉ có người ăn chay mới có được năng lực não kiện toàn, mới có thể nâng cao trí huệ và sức phán đoán. Nhớ lại 40 năm trước, lúc chúng tôi còn ngồi ghế nhà trường, y học gia thời đó cho rằng, muốn phát triển trí huệ, cần phải ăn nhiều thực vật có chất phốt pho và sắt”.

Căn cứ khoa học của ông ta là tế bào da của não thiếu chất phốt pho, nên ảnh hưởng đến năng lực của não. Thần kinh thiếu phốt pho sẽ truyền đạt chậm chạp. Thậm chí chất sắt, cũng là nhân tố chủ yếu nâng cao trí tuệ. Cơ thể con người nếu như thiếu sắt sẽ bị thiếu máu, phát sinh các chứng bệnh chóng mặt, hồi hộp, hay quên, thân thể mỏi mệt. Những người như vậy thành tích học tập chắc chắn sẽ yếu.

Thực phẩm có quan hệ mật thiết với việc học như vậy, nên giới học sinh trẻ không thể không biết lợi ích của ăn chay và vấn đề dinh dưỡng thường thức. Mỗi người đều mong muốn mình là người có trí tuệ bậc nhất trên đời, đặc biệt đang là thời học sinh, ai cũng muốn đọc qua một lần là nhớ, vì muốn làm bậc trí siêu cấp, thế là phải bổ não, bổ thận.

Người Trung Quốc cổ đại luôn tương truyền một quan niệm sai lầm là: cơ thể suy nhược thì dùng thịt để bồi bổ. Lại cho rằng ăn gan bổ gan, ăn não tất có thể bổ não. Trước đây khoa học chưa phát triển, mọi người không ai biết trong não của heo, dê, trâu, bò có colesterin. Với quan niệm sai lầm rằng ăn não bổ não, làm cho rất nhiều con em nhà quan đầu óc lú lẫn. Trái lại, những con em nhà nghèo khó, cả đời chưa từng ăn bữa cá lại được thông minh, trí tuệ. Cho nên, trong xã hội thường nghe câu ngạn ngữ khuyên con em nhà nghèo khó thế này: “Làm tướng không có dòng, nam nhi nên gắng sức”, hoặc là “Sống được đời cơ hàn, mới là trang nam tử”. Thậm chí có lời khen: “Biết bao tay trắng rốt nên danh”. Nhưng lại có mấy ai biết được đạo lý “ăn chay đa trí” đâu!

Giới Phật giáo nước ta, hàng tăng ni xuất gia phụng hành Phật pháp Đại thừa nhất loạt đều ăn chay. Từ xưa đến nay, nước ta cao tăng Phật giáo ồ ạt xuất hiện. Có người trí tuệ siêu quần, có người biện tài vô ngại. Nổi danh thiên hạ như Thích Đạo An. Tài cao ngũ ấn Đường Huyền Trang. Bậc trí như ngài Đạo Sinh. 90 ngày thuyết kinh Pháp Hoa đến đá cũng gật đầu. Thanh Lương nhờ đạo đức văn chương làm thầy bảy đời vua. Liên Trì đại sư nhờ ngôn hành hợp nhất làm tổ thứ tám. Những cao tăng đại đức như vậy tính không thể hết. Tuy nói họ nhờ tu trì Phật pháp mà được phước trí tăng trưởng, nhưng vâng lời Phật dạy trường trai, đối với vấn đề nâng cao trí tuệ cũng là một nhân duyên lớn.

Hiện tại, y cứ theo sách sinh dưỡng của trường đại học y, trích lục thực phẩm và cách dinh dưỡng có liên quan đến nâng cao trí tuệ phổ thông nhất, để cung cấp cho những ai có chí ăn chay tham khảo. Đọc kỹ sách này, nội dung đối chiếu thức ăn mặn và thức ăn chay, thấy được khoáng chất có trong thực phẩm chay, cho đến vitamin B cao hơn nhiều so với thực phẩm thịt. Vả lại, chủng loại thực phẩm chay nhiều, nguồn cung cấp phong phú lại không có độc tố, có thể an tâm sử dụng, đủ để chứng minh ăn chay hơn ăn mặn.  

Nãy giờ là bàn lợi ích ăn chay bằng thế gian pháp. Lợi ích của nó còn có thể dùng ngôn từ, số lượng để biểu đạt. Dưới đây luận ăn chay bằng Phật pháp, lợi ích của nó càng không thể nghĩ lường.

Sát kiếp còn gọi là đao binh kiếp, cũng chính là chiến tranh xảy ra khắp nơi. Binh sĩ thời xưa tác chiến, dùng đao, kiếm làm vũ khí, cho nên chiến tranh xảy ra khắp nơi gọi là đao binh kiếp. Nguyên nhân xảy ra đao binh kiếp này, phàm phu không rõ nhân quả, ngộ nhận rằng chính kẻ xâm lược chủ nghĩa đế quốc gây ra, hoặc những kẻ chính trị dã tâm trong nước gây nên. Nói theo nhân quả nghiệp báo trong Phật pháp, đó không phải là nguyên nhân chính, đó chỉ là một trợ duyên mà thôi. Nguyên nhân chính là do sát sinh ăn thịt mà ra.

Bây giờ, đơn cử bài kệ của Thiền sư Từ Thọ ra để thuyết minh:

                  “Thế gian đa sát chúng sinh,
            Trả ngay nghiệp báo sinh tình can qua;
                  Nợ mạng tức quyết báo ra,
            Thiếu tiền không trả nhà liền ra tro;
                  Đời nay con vợ thăm dò,
            Quyết rằng kiếp trước phá gia rẽ bầy;
                  Nhân quả thật đúng khôn tầy,
            Rửa tai nghe Phật thuyết rồi tin vâng”.


Câu thứ nhất của bài kệ “Thế gian đa sát chúng sinh” là nhân, “trả ngay nghiệp báo sinh tình can qua” chính là quả. Đời trước anh giết nó là nhân, đời nay nó giết lại anh là quả; đời trước anh cướp của nó là nhân, đời nay nó đốt nhà anh là quả. Vì sao nó làm cho vợ con anh ly tán? Vì đời trước anh đã từng đào hang, phá ổ của chúng, cũng chính là bắt chim lấy trứng, cho nên đời nay nó ly tán vợ con anh. Nhân quả báo ứng là “ăn tám lạng trả nửa cân”, một chút cũng không sai lệch. Cho nên, muốn không bị quả báo, phải lập tức quy y cửa Phật, tin lý nhân quả không tạo ác nghiệp.

Tôi đưa ra thêm một sự thật lịch sử để chứng minh:

Ngày xưa lúc Phật còn tại thế, vua Lưu Ly mang đại binh đi đánh nước Ca-tỳ-la-vệ. Phật từng đích thân đi gặp vua Lưu-ly thỉnh cầu giải quyết hòa bình, nhưng cuộc hòa đàm không thành, Phật bèn bảo dòng họ Thích Ca phòng thủ tự vệ không nên chống trả. Quân đội vua Lưu-ly chiếm thành, chém giết loạn xạ. Lúc đó tôn giả Mục Liên thần thông quảng đại, dùng thần thông hút 500 người dòng Thích Ca vào trong bát, đưa lên cung trời tỵ nạn. Đợi đến khi hết chiến tranh, mở bát ra, 500 người trong bát trở thành bát máu. Tôn giả Mục Liên thỉnh thị đức Phật nguyên nhân. Phật kể vào kiếp quá khứ xa xưa, có một thôn trang, trong thôn có một hồ cá lớn. Vào một ngày lễ, mọi người trong thôn kéo cá ăn thịt. Trong đó có một con cá lớn cũng bị bắt. Lúc đó có một đứa trẻ ăn chay, nhưng vì nghịch ngợm đã dùng gậy gõ đầu con cá lớn ba cái. Con cá lớn đời trước chính là vua Lưu-ly bây giờ, các con cá nhỏ chính là đội quân vua Lưu-ly hiện tại, những người trong thôn hiện nay là người dòng Thích ca bị giết, đứa trẻ không ăn cá nhưng gõ đầu cá ba cái chính là ta. Ta vì không ăn cá nên không bị giết, nhưng gõ đầu cá ba cái nên bây giờ ta bị đau đầu ba ngày.

Câu chuyện trên gọi là nhân quả báo ứng, tự làm phải tự chịu, người khác không thay thế được.

Năm 1927, hội ăn chay Âu Mỹ đại hội vạn quốc ăn chay lần thứ nhất tại Luân Đôn. Những học giả nổi tiếng tham gia phát tâm ăn chay có đến mấy ngàn người. Về sau tại thành phố Tân-la-ngõa, Tiệp Khắc [Steinschönau, Czechoslovakia] đại hội quốc tế ăn chay lần thứ 7. Đại hội lần này có 23 nước như Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ, Áo... tham dự. Đại diện Trung Quốc đến đại hội là cư sĩ nổi tiếng Lữ Bích Thành. Trong đại hội này, tiến sĩ Hoa-nhĩ-tự, Anh quốc nói: “Muốn tránh nhân loại đổ máu, cần phải bắt đầu từ trên bàn ăn”. Ý của câu này vô cùng sâu sắc, đề xướng mọi người ăn chay có thể tiêu trừ sát kiếp, đáng cho các nhà chính trị có lòng cứu đời thâm thiết thể hội.

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...