Hồ Dynasty Citadel in Thanh Hóa, Việt Nam - UNESCO World Heritage Site |
According to UNESCO:
"The 14th-century Hồ Dynasty Citadel, built according to the feng shui principles, testifies to the flowering of neo-Confucianism in late 14th century Việt Nam and its spread to other parts of east Asia. According to these principles it was sited in a landscape of great scenic beauty on an axis joining the Tương Sơn and Đốn Sơn mountains in a plain between the Mã and Bưởi rivers. The citadel buildings represent an outstanding example of a new style of south-east Asian imperial city." [accent marks added on Vietnamese words for clarity]
Five more sites have been submitted as potential candidates. Việt Nam, like many other nations on Earth, is truly a wondrously beautiful country. Thank God for all the beauty in our lives!
5 danh thắng Việt 'ứng viên' của Di sản thế giới
Quốc Lê
Ngày 01/07/2011
Sau di tích thành nhà Hồ, địa điểm tiếp theo nào của Việt Nam sẽ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới?
Với việc di tích thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 27/6, cho đến thời điểm này, Việt Nam đã có 7 địa điểm được công nhận Di sản thế giới, gồm: phố Cổ Hội An, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Hoàng thành Thăng Long. Ngoài ra, Việt Nam còn có 5 địa điểm khác trong danh sách đề cử lên UNESCO để công nhận là Di sản thế giới trong tương lai. Dưới đây là đôi nét giới thiệu về những địa điểm này.
Quần thể di tích - danh thắng Hương Sơn
Quần thể di tích - danh thắng Hương Sơn (theo cách gọi dân gian là chùa Hương) được khởi lập từ cuối thế kỷ 17 tại vùng đất nay là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần và các ngôi đình. Trung tâm của quần thể này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích.
Là một danh thắng nổi tiếng, Hương Sơn không giống bất kỳ nơi nào với một tập hợp nhiều đền chùa kết hợp với hang động trên nền khung cảnh núi rừng hoang sơ, tạo thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn với vẻ hài hòa hiếm thấy giữa con người và thiên nhiên.
Hàng năm, Hương Sơn thu hút hàng triệu Phật tử cùng du khách khắp bốn phương về nô nức trẩy hội Chùa Hương, đồng thời cũng là hành trình về một miền đất Phật. Lễ hội chùa Hương kéo dài từ ngày 6 tháng Giêng tới trung tuần tháng 3 Âm lịch, là lễ hội lớn nhất của Việt Nam.
Từ năm 1991, Quần thể di tích - danh thắng Hương Sơn đã được đệ trình ủy ban UNESCO để công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.
Hồ Ba Bể
Nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn, với diện tích mặt nước là hơn 650 ha và chiều dài gần 8 km, hồ Ba Bể là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới.
Không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Việt Nam, hồ Ba Bể còn mang những giá trị to lớn về địa chất - địa mạo và đa dạng sinh học.
Hồ được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm, từ cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Cambri. Diễn biến địa chất này đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m3 và dầy hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể. Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng.
Vào năm 1995, hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Tháng 11/1997, hồ Ba Bể được đề cử lên UNESCO để công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam.
Điều đáng buồn là hiện nay hồ Ba Bể phải hứng chịu vấn đề môi sinh nghiêm trọng trước tình trạng khai thác khoáng sản, nhất là mỏ sắt ở lưu vực hồ.
Bãi đá cổ Sa Pa
Nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bãi đá cổ Sa Pa trải rộng trên một diện 8km² với gần 200 khối đá có hoa văn kỳ lạ.
Được cho là tác phẩm của những người tiền sử, các hoa văn này có nhiều hình dạng khác nhau như bậc thang, hình người, con đường, chữ viết... Một số khối đá có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có hình nam nữ giao phối - biểu tượng sự sinh sôi, và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau về các hình thù trên đá, như đây là hình bản đồ cổ của người Mông, hoặc cuốn sách cổ giới thiệu về những trận đánh ngày xưa... Tuy nhiên, tất cả những cách giải mã đó mới chỉ dừng lại ở giả thiết.
Tháng 10/1994 bãi đá cổ Sapa được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và vào năm 1997 được nhà nước đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Vườn quốc gia Cát Tiên
Vườn quốc gia Cát Tiên có tổng diện tích 70.548ha nằm trên địa bàn các huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) và Bù Đăng (tỉnh Bình Phước). Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng nhiệt đới ẩm ở vùng đất thấp, có cảnh quan đa dạng như rừng nguyên sinh, trảng cỏ rộng, đồi, bãi ven sông, đảo nổi, thác ghềnh…
Hệ sinh thái rừng rất phong phú với hơn 1.362 loài thực vật bậc cao, 62 loài thú, 121 loài chim… Đặc biệt, trong rừng có những loài động vật rất quý hiếm như trĩ lông đỏ, cò quắm xanh, tê giác một sừng, voi.
Bên cạnh đó, các phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này đang đặt ra nghi vấn về một nền văn minh cổ đã tồn tại ở đây từ hơn 1.300 năm trước.
Cuối năm 2001, Vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển. Năm 2005, một diện tích rộng 13.759 ha của Vườn được Công ước Ramsar (Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) công nhận là khu Ramsar thứ 1.499 của thế giới và thứ 2 của Việt Nam. Năm 2006, Vườn được đưa vào danh sách ứng cử Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO.
Hang Con Moong
Hang Con Moong là một hang đá trong Vườn quốc gia Cúc Phương, thuộc địa phận xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một hang thông hai đầu, dài khoảng 30-40 m, trần hang cao 8,41m.
Trong hang chứa đựng vết tích văn hóa của nhiều thời đại, đáng chú ý là kỷ nguyên đồ đá cũ. Điểm nổi bật của hang Con Moong là các địa tầng đều có dấu vết quá trình phát triển liên tục của con người thời tiền sử, từ thời đồ đá cũ đến đồ đá mới, từ săn bắn, hái lượm đến trồng trọt.
Với nhiều di cốt, cộng cụ bằng đá thu được từ những đợt nghiên cứu khảo cổ học, hang Con Moong được ví như "ngôi nhà lớn" mà người tiền sử đã cư trú suốt hơn 10.000 năm liên tục. Điều này rất có ý nghĩa cho việc tìm hiểu về thời tiền sử Việt Nam và khu vực.
Năm 2006, Chính phủ Việt Nam đồng ý lập hồ sơ đề cử hang Con Moong là Di sản văn hóa thế giới.
http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/5-danh-thang-Viet-ung-vien-cua-Di-san-the-gioi/20117/152898.datviet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét