Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Bơ-gơ chay sắc không - Hồng Hương (Simple vegan burger)

Bơ-gơ chay (Vegan burger)

Bơ-gơ chay (please scroll down for English)

Các bạn thân mến,

Hôm nay Hồng Hương mời các bạn thử món bơ-gơ kiểu chay, vừa ngon vừa nhẹ.

Nguyên liệu:
  • 6 muỗng canh nước + 3 muỗng canh dầu + 6 muỗng cà-phê bột nổi (baking powder)
  • Khuấy thật đều.
Sau đó cho vào:
  • 1 chén yến mạch (oats)
  • 1 muỗng cà-phê muối
  • 2 muỗng cà-phê tiêu
  • 1 muỗng canh nước mật đường mía hữu cơ (organic molasses) - nếu không dùng thì bơ-gơ chay không có màu nâu khi chiên, nhưng không sao
  • Vài lá quế (hoặc lá ngò) thái nhỏ (nếu bạn thích hành, tỏi, có thể dùng thay vì rau thơm)
Thực hiện:
  1. Trộn đều, nắn thành 4 miếng bơ-gơ chay tròn, dẹp.
  2. Bắc chảo nóng, cho chút dầu vào.
  3. Chiên bơ-gơ chay với lửa vừa cho đến khi vàng nâu.
  4. Trở sang mặt kia và chiên tiếp cho đều.
  5. Tắt lửa. Để bơ-gơ chay trên đĩa có lót giấy cho thấm bớt dầu.
Bơ-gơ chay có thể dùng với bánh mì (đủ loại, tùy loại nào bạn thích), chút xà-lách, cà chua thái lát. Có thể thêm tương cà chua ketchup, mù-tạt, rắc thêm tiêu. Nếu có một ít khoai tây chiên ăn kèm thì lại càng đúng điệu... con cào cào.

Đây là một trong những món chay đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, thực hiện nhanh, dinh dưỡng tốt, và hương vị thoang thoảng sắc không, "có mà không có."

Simple vegan burger

For 4 simple vegan burger patties, here's what we use:

For egg substitute: 6 tablespoons water + 3 tablespoons oil + 6 teaspoons baking powder

Mix well, then add:
  • 1 cup oats
  • 1 teaspoon salt
  • 2 teaspoons black pepper
  • 1 tablespoon organic molasses (to give the brownish color, but you can also skip if you don't have this ingredient handy)
  • Chopped basil leaves or cilantro (you may also use chopped onion and garlic instead of fresh herbs, if you'd like)
Next:

1. Form the mixture into 4 round and flat patties.
2. Fry in medium heat until they're golden-brown on both sides.
3. The rest, regarding buns, condiments etc. - you can let your imagination run free. 

Vegan burgers are light and also smell good.

Thanks so much for visiting. Wishing you a full week of inner vegan peace.


http://www.vietnamanchay.com/2011/02/bep-chay-thanh-nhe-bo-go-chay-sac-khong.html

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Khuôn Vàng Thước Ngọc: Bạn có cô đơn không? (Giăng 5:1-9)

In John 5:1-9, there's a story of a lonely invalid who was healed by Master Jesus. Are we lonely too? Pray that our hearts be still and be touched by the infinite love of the Lord to emerge from the abyss of sorrow. Pray that we have the generosity to share this joy and treasure with those around us, humans, animals, and nature alike. May we pay attention to the lonely and comfort them. May we be good instruments of God. (Bible passage at the end of post.)

Giăng 5:1-9
Thánh Kinh


1 Kế đó, có một ngày lễ của dân Giu-đa, Đức Chúa Jêsus lên thành Giê-ru-sa-lem.
2 Số là, tại thành Giê-ru-sa-lem, gần cửa Chiên, có một cái ao, tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Bê-tết-đa, xung quanh ao có năm cái vòm cửa.
3 Những kẻ đau ốm, mù quáng, tàn tật, bại xuội nằm tại đó rất đông, [chờ khi nước động;
4 vì một thiên sứ thỉnh thoảng giáng xuống trong ao, làm cho nước động; lúc nước đã động rồi, ai xuống ao trước hết, bất kỳ mắc bịnh gì, cũng được lành].
5 Nơi đó, có một người bị bịnh đã được ba mươi tám năm.
6 Đức Chúa Jêsus thấy người nằm, biết rằng đau đã lâu ngày thì phán: Ngươi có muốn lành chăng?
7 Người bịnh thưa rằng: Lạy Chúa, tôi chẳng có ai để quăng tôi xuống ao trong khi nước động; lúc tôi đi đến, thì kẻ khác đã xuống ao trước tôi rồi.
8 Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đứng dậy, vác giường ngươi và đi.
9 Tức thì người ấy được lành, vác giường mình và đi. Vả, bấy giờ là ngày Sa-bát.


Câu 7 ("Lạy Chúa, tôi chẳng có ai để quăng tôi xuống ao trong khi nước động; lúc tôi đi đến, thì kẻ khác đã xuống ao trước tôi rồi") nói lên tâm trạng nào của người bệnh? Thế nào là cô đơn? Tại sao cô đơn? Bạn có từng trải cô đơn không? Làm sao hết cô đơn? Làm sao giúp người cô đơn?

Khi Đa-vít chạy trốn khỏi Sau-lơ, ẩn trong hang núi A-đu-lam (gần Bết-lê-hem) với 400 bộ hạ, có các anh và cả nhà cha của ông tìm đến với ông, nhưng ông than thở: "Xin Chúa nhìn phía hữu tôi, coi: chẳng có ai nhận biết tôi; tôi cũng không có nơi nào để nương náu mình; chẳng có người nào hỏi thăm linh hồn tôi" (I Sa-mu-ên 22:1-2; Thi-thiên 142:4).

Cô đơn giữa đám đông người, giữa những người thân trong gia đình. Cô đơn không phải khi ở một mình, nhưng khi "chẳng có ai nhận biết" mình (có thể dịch là "chẳng ai hiểu mình"), khi "chẳng có nơi nào để nương náu mình", cô đơn là khi chẳng có ai "hỏi thăm linh hồn mình", "ngẫm một mình, nghĩ một mình, một mình mình biết, một mình mình hay."

Chính Chúa Giê-su cũng đã kinh nghiệm "cô đơn" trong vườn Ghết-sê-ma-nê và trên thập tự giá, khi các môn đệ thân yêu của Ngài không thức được với Ngài trong một giờ, và Thân Phụ Ngài là Đức Chúa Cha Từ Ái cũng lìa bỏ Ngài (Ma-thi-ơ 26:40; 27:46). Người đau nằm trên bờ ao Bê-tết-đa này thật cô đơn giữa muôn người, thật người "chẳng có ai" và trong lúc tuyệt vọng ấy thì Chúa Giê-su đã thấy người, hiểu người, thông cảm với người, đến với người, cứu giúp người, và từ đó làm bạn với người. Cảm tạ ơn Chúa!

Có một vị vua nước Ba Tư rất nhân từ, thường hay giả dạng thường dân, đến thăm dân chúng nghèo khổ để tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của họ. Có lần vua đã đến với ông lão rất nghèo và sống cô đơn. Vua ăn bánh mì khô, uống nước lạnh, và ngủ chung với ông lão trong túp lều lụp xụp tồi tàn. Sau nhiều lần thăm viếng, vua tỏ cho ông lão biết mình là ai, và hỏi ông lão muốn vua ban cho điều gì, ông lão liền tâu: "Xin bệ hạ đừng rút lại tình bạn giữa chúng ta để tôi không sống cô đơn như trước nữa!" Thật là một lời cầu xin khôn ngoan và thiết thực.

Người bại cô đơn trong câu chuyện này sau khi gặp Chúa và được Ngài chữa lành thì không còn cô đơn nữa, nhưng đã trở nên chứng nhân và nguồn phước cho nhiều người chung quanh ao Bê-tết-đa và trong thành Giê-ru-sa-lem. Còn bạn thì sao?

Lạy Chúa, con nguyện kính Chúa yêu người, để ý đến những người cô đơn và giúp đỡ họ, xin Chúa dùng con.

http://www.vietchristian.com/reader.asp?pid=,src=/svtk/svtk0293.txt,name=Ngay,enc=2,nl=1,id=2,max=28

John 5:1-9 (New International Version)
Christian Bible

The Healing at the Pool
 1 Some time later, Jesus went up to Jerusalem for one of the Jewish festivals. 2 Now there is in Jerusalem near the Sheep Gate a pool, which in Aramaic is called Bethesda and which is surrounded by five covered colonnades. 3 Here a great number of disabled people used to lie—the blind, the lame, the paralyzed. [4] [b] 5 One who was there had been an invalid for thirty-eight years. 6 When Jesus saw him lying there and learned that he had been in this condition for a long time, he asked him, “Do you want to get well?”
 7 “Sir,” the invalid replied, “I have no one to help me into the pool when the water is stirred. While I am trying to get in, someone else goes down ahead of me.”
 8 Then Jesus said to him, “Get up! Pick up your mat and walk.” 9 At once the man was cured; he picked up his mat and walked. The day on which this took place was a Sabbath.

John 5:4 Some manuscripts include here, wholly or in part, paralyzed—and they waited for the moving of the waters.  From time to time an angel of the Lord would come down and stir up the waters. The first one into the pool after each such disturbance would be cured of whatever disease they had.

Vườn Nhạc: Người Ngoài Phố (Anh Việt Thu)

Vietnamese people have a natural appreciation for the arts, and throughout the ages, the nation of Việt Nam has always been endowed with talents. Composer Anh Việt Thu (1939-1975) was one such gifted soul who brought his people many memorable songs. Among those was a love song, reflecting words of a young man about to bid adieu to his sweetheart during wartime. It is a touching ode to peace in the most gentle and accepting way. Thank you for your timeless treasures, Mr. Anh Việt Thu. (scroll down to the end of this post to listen; for English lyrics, please write: Info@VietNamAnChay.com)

Nhạc sĩ Anh Việt Thu

Quế Phượng (Tổng hợp)

Tên thật Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939 tại An Hữu – Mỹ Tho (Định Tường), nay là Tiền Giang. Tốt nghiệp Hòa âm Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn năm 1963.

Thụ huấn điều khiển giàn nhạc với nhạc trưởng Otte Soelner. Đệ trình luận án Âm-nhạc-học với đề tài: “Không có Tiếng Động trong Âm Nhạc” tại Nhạc viện Tokyo – Nhật Bản năm 1963. Trưởng Đoàn Văn Nghệ Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia niên khóa 1958-1959

Chủ tịch Sinh viên Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn 1963 – Hát với tuổi trẻ Biên Hòa (1960-1965) – Thành lập Đoàn Du Ca Phù Sa hát dạo từ Cần Thơ ra Huế trong những năm 1965-1966

Những ca khúc đầu tiên được phổ biến từ năm 1956: Dòng An Giang, Đường Này Anh Về Đâu…

Những tác phẩm chính:

- Dạ khúc Kim Sang (10 bài nhạc không lời cho vĩ cầm và dương cầm) Giải Cantorum Schola – La Mã 1962
- 20 ca khúc Anh Việt Thu phổ biến trong những năm 1964-1968
- Xuân Nguyễn Huệ (trường ca) Giải Đài Phát Thanh Sài Gòn 1966
- Đường chúng ta đi (liên ca)

Ngoài ra đã soạn thảo khoảng trên 200 ca khúc phổ thông. Cùng với Thiên Hà chủ trương chương trình “Phù Sa” ca-ngâm-diễn-đọc, và “Tuần báo Văn Nghệ Truyền Thanh” trên làn sóng phát thanh Sài Gòn (1966 -1968)

Chủ trương “Giờ Âm Nhạc Anh Việt Thu” trên đài Vô Tuyến Truyền Hình Việt Nam từ năm 1971

Hợp tác với hãng đĩa Việt Nam thực hiện một số album như “Bóng Mát Việt Nam”, “Rạng Đông Trên Quê Hương Việt Nam”… dự báo tín hiệu hòa bình đầy ấn tượng trong những năm 1972-1974

Do căn bệnh hiểm nghèo, sau 103 ngày vật lộn với thần chết qua các bệnh viện Grall, Tổng Y Viện Cộng Hòa, Y Viện Quảng Đông, người nhạc sĩ tài hoa ấy đã trút hơi thở cuối cùng hồi 2 giờ 40 phút ngày 15-03-1975 nhằm ngày mùng 3 tháng 2 năm Ất Mão.

Lời trần tình của Anh Việt Thu

Mùa xuân đó có em 

… Là những bài tình ca mang bóng dáng những khuôn mặt người yêu và bạn bè, dĩ nhiên có chia ly từ giây phút sum họp, có đau khổ tận cùng trong hạnh phúc vời vợi trong niềm kiêu hãnh vô biên trong tuyệt vời của tuổi trẻ. Là những bài hát đã viết trong suốt quãng đời trẻ tuổi xem như những đóa hoa cỏ dại rải rác bên đường… Và là những dấu hằng năm tháng trên lưng con ngựa già. Không là tường trình đúc kết bởi chân, tác giả còn hơi thở nhịp đi, còn quờ quạng bò lết, còn chạy nhảy trèo leo, còn bồng bế nâng niu không hơn một loài dã thú giữa cội rừng già buồn hiu…

Lời cuối

Trong giây phút chờ đợi ấn hành, tác giả xin dành lại sự quyết định sau cùng, có thể bán hoặc cho không từng bài hay xóa bỏ tất cả những bài hát trong tuyển tập này và xin xem như không có tác giả trong cái xô bồ của làng nhạc ở đây nữa.


Trân trọng xin giới thưởng ngoạn nghệ thuật đón nghe và đón xem, nhưng đừng đợi chờ. Lời cuối cùng là lời chân thành cảm tạ và có thể là lời tạ từ, bởi chân, sự an nghỉ là linh dược cho người điên.

Để từ đó, tác giả yêu Phạm Công Thiện Và từ đó, thương Nguyễn Đức Sơn vô cùng… (AVT)

Cuộc đời của người nhạc sĩ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang quê Cái Bè – An Hữu thuộc tỉnh Tiền Giang. Bút danh nầy theo lời anh Vũ Anh Sương (làm thơ – bạn của Anh Việt Thu ) xuất phát từ câu chuyện gia đình: tên Việt Thu là em trai của ông, do ông phải bảo bọc người em nên đặt tên như thế để nhớ trách nhiệm của mình tức “anh của Việt Thu”.

Anh Việt Thu hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 70. Các bài hát của ông đã quá quen với chúng ta như “Đa tạ,” “Người ngoài phố,” “Tám điệp khúc,” “Hai vì sao lạc” ..

Vào năm 1964 nhạc sĩ Anh Việt Thu từ Sài Gòn lên Tây Ninh dạy học ở trường Nam (nay là trường PTTH Trần Hưng Đạo). Có thể nói ông là người đầu tiên đưa âm nhạc vào học đường thời ấy. Lớp học trò bây giờ ở trên tuổi ngũ thập tri thiên mệnh, vẫn còn nhớ bài hát mang điệu valse ngọt ngào mà thầy Thu đã dạy: “Dòng An Giang sông sâu nước biếc, dòng An Giang cây xanh lá thắm, lã lướt về qua Thất Sơn…. Dòng An Giang đáy nước in sâu, nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa, nắng vẫn chiếu trên làn nước nhấp nhô… Đây những người thôn nữ xinh duyên dáng chuyền tay dắt nhau múc mấy vầng trăng đổ đi…”

Ông dạy nhạc có những nét độc đáo khó quên, lúc ngẫu hứng cùng thầy đi bộ từ chợ cũ – thị xã (nơi ông thuê nhà luật sư Đinh) xuống dốc sương mù Mít Một vào khu vườn sầu riêng của hai người bạn tên Muông -Trâm để vui chơi ca hát. Lương bổng thời đó rất khá (tương đương một chiếc xe Honda Nhật) nhưng do tánh nghệ sĩ nên cũng túng thiếu dài dài, có lần ông phải bán chiếc radio 3 band để trả tiền thuê nhà (nên nhớ thời đó có cái radio là quý, nghệ sĩ càng quý hơn vì để nghe nhạc của mình.)

Đời nghệ sĩ là vậy, xưa thi sĩ Hàn Mặc Tử từng than: Gió trăng có sẵn làm sao ăn?

Ông là một trong những người đưa những âm điệu nhẹ nhàng bình dân vào nhạc cùng với các nhạc sĩ Trúc Phương, Châu Kỳ, Minh Kỳ. Lam Phương… (như điệu boléro, ballade, habanera…) và đã từng đỗ hạng ưu khoá I trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn.

Theo nhạc sĩ Nguyễn Quốc Đông kể:

Trong một dịp xuống Cẩm Giang vào năm 2005, tôi được Vũ Anh Sương cho xem bức thư ông gửi khi sáng tác xong ca khúc Đa Tạ, lời thư rất cảm động: “Mình vừa sáng tác xong 2 bài, độ trung tuần tháng tư trở đi cậu đón nghe đó là Chân dung và Đa tạ. Hiện mình chưa in ronéo, cuối tháng tới mình in luôn, cậu nhớ mua cái radio nho nhỏ nghe nhạc mình xem sao? Mình vẫn sống vất vưởng cù bất cù bơ…” (thư đề ngày 31/3/66)

Cũng vào thời ấy, nhạc sĩ Anh Việt Thu phổ một bài thơ hay của thi sĩ Trường Anh, một nhà giáo ở Gò Dầu, bài “Mưa Cẩm Giang” trích trong tập thơ “Mưa Đêm Nay” xuất bản năm 1964 được thi sĩ Vũ Hoàng Chương đề tựa.

Năm 1972, nhạc sĩ Anh Việt Thu là một trong 12 nhạc sĩ du ca có mặt trong tuyển tập nhạc “Hát cho những người sống sót” (Bút nhạc xuất bản 1973). Ông đã viết: “Một ngày Việt Nam thơm lừng hòa bình, một ngày Việt Nam bay tràn thế giới…”

Đến năm 1975 ông qua đời tại Sài Gòn, hiện còn người vợ là bà Trần Nữ Hiệp và con trai Việt Bằng sống ở Sài Gòn.

Còn nhà thơ Thiên Hà viết về người bạn thân:

Với Anh Việt Thu phải nói là người bạn thâm giao của Thiên Hà. Anh Việt Thu đã phổ nhạc rất nhiều bài thơ của Thiên Hà và bài nào cũng nổi tiếng đi vào lòng người cho đến tận hôm nay như: “Gió Về Miền Xuôi,” “Nhớ Nhau Hoài,” “Xa Dấu Ngựa Hồng”…v..v.

Do cơn bệnh hiểm nghèo những ngày cuối đời Anh Việt Thu tâm sự với Thiên Hà , anh mơ ước có một căn nhà bên cạnh dòng sông như ở Tân Qui, đường Trần Xuân Soạn hay Bình Đông. Có lẽ anh muốn ngắm nhìn dòng nước mỗi ngày như ở vùng An Hữu, quê anh thời thơ ấu.

Khi Thiên Hà đẩy xe đưa Anh Việt Thu vòng quanh bệnh viện cho khuây khỏa chuyện các thầy thuốc đã bó tay, qua khoảng sân còn sót từng giọt nắng chiều Anh Việt Thu nhìn bầu trời bao la mà thèm những bông hoa nắng. Hiểu ý bạn Thiên Hà hái một đóa mẫu đơn bên vệ đường an ủi, động viên bạn mình. Nhưng rồi cơn bệnh nan y đã ngắt đi cuộc sống của nhạc sĩ Anh Việt Thu tại Y viện Quảng Đông (nay là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) Sài Gòn lúc 2giờ 40 ngày 15 tháng 03 năm 1975 và đưa đi an táng tại quê nhà.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết:

Những người quen biết Anh Việt Thu cho biết, ông là người ít nói. Ông hiền lành và sống với bạn bè rất nhiệt tình.


Có một thời ông muốn làm nhà xuất bản nhạc, nhưng hình như chỉ in được một, hai tập nhạc ngoại quốc lời Việt, rồi thôi.


...Nghe nhạc Anh Việt Thu người ta nghĩ đến những kinh rạch chứ không phải những ao hồ. Ao, hồ có một vẻ gì đó u uẩn, tù túng. Kinh, rạch, như lòng người miền Nam, khi thủy triều rút đi, khô cạn, phơi mở không còn gì giấu giếm, lúc thủy triều trở lại, lại kín đáo, tràn đầy. Như bài “Dòng An Giang”.


“Tám Ðiệp Khúc” của Anh Việt Thu là một tình khúc. Nhưng ông đã nhập cái tình riêng của mình vào với tình yêu quê hương, đất nước. Một đất nước tràn ngập điêu linh, tang tóc, mỗi tiếng hát như một lời thở than, kêu gọi yêu thương nhiều hơn là tỏ tình. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có lần nói rằng, ông rất thích bài hát này của Anh Việt Thu, mặc dầu nghe cả bài trong một lúc khó nắm bắt tác giả nói gì, nhưng nghe từng đoạn tách rời, âm điệu day dứt của nó làm cho rất buồn…

http://cafevannghe.wordpress.com/2010/02/26/nh%E1%BA%A1c-si-anh-vi%E1%BB%87t-thu-1939-1975/


Mời bạn nghe nhạc phẩm “Người Ngoài Phố” (“Người Đi Ngoài Phố”) của Anh Việt Thu, qua tiếng hát Như Quỳnh. Hình ảnh PPS do NNS & MD thực hiện.

Thời tao loạn, thân phận người tuổi trẻ không may mắn có được một cuộc sống bình yên, được gần những người mình yêu mến.
Tạ từ nhé hỡi người tình nhỏ... Chiến tranh là những gì cướp mất yêu thương...

Người đi đi ngoài phố, chiều nắng tắt bên sông
Người đi đi ngoài phố, bóng dáng xưa mịt mù
Thành ghế đá chiều công viên
Ngày xưa, ngày xưa, ngày xưa đã hết rồi...

Người đi đi ngoài phố, chiều bỡ ngỡ bơ vơ
Người đi đi ngoài phố, mấy dấu chân lạc loài
Hình bóng cũ người yêu ơi
Còn đâu, còn đâu?
Tình duyên đã lỡ làng!


Thôi chia tay nhau từ đây, nghe nước mắt vây quanh
Biết lỡ yêu đương, sẽ đau thương suốt cả một đời,
Nhưng mấy khi tình đầu, kết thành duyên mong ước
Mấy khi tình đầu, kết tròn mộng đâu em

Xin từ giã đường phố trắng mưa ngâu
Làm chim bay mỏi cánh
Nước mắt đêm tạ từ
Thành phố cũ người yêu xưa
Còn đâu, còn đâu?
Giờ đây xin giã từ...


Cười Cười Cười: Nghe lời Khổng Tử - A classically trained mosquito

Nghe lời Khổng Tử - A classically trained mosquito (please scroll down for English)

Hai vợ chồng nhà nọ ngồi đọc sách. Một con muỗi cứ vo ve xung quanh ông chồng.
Vợ thấy vậy thì trêu:
- Anh không chịu tắm rửa gì hết nên đến đâu côn trùng theo đến đó.
Người chồng cười.. ruồi:
- À, bởi vì con muỗi này nó nhớ lời Khổng Tử đấy.
- Lời gì?
- Phải "gần quân tử, xa tiểu nhân"!

A couple was sitting on the sofa together, reading books. A mosquito kept hovering around the husband.
The wife teased:

- You don't shower enough, that's why insects are attracted to you.
The husband grinned:

- Ah, it's because this mosquito follows what Master Confucius said.

- What did he say?

- He said, "Stay close to a great person, steer clear of the little people."


Bếp Chay Thanh Nhẹ: Cách làm dầu hột điều (How to make annatto seed oil)

Annatto seed oil is used in a variety of Vietnamese dishes, including Riêu Vegan Noodle Soup. If you're interested in the recipe in English, kindly write: Info@VietNamAnChay.com

Hướng dẫn: Hinh Trần (Hoa Kỳ)

Những loại hột điều màu mua làm sẵn sẽ không có mùi vị mà mình muốn, vả lại màu lại không đẹp như màu hột điều. Nếu có ai quen đi VN nhờ mua giùm vì ở VN hột điều màu rẻ vô cùng. Rất đơn giản nếu bạn theo cách sau đây.

Chuẩn bị trước khi thắng dầu hột điều: Cứ tỉ lệ 1 muỗng canh hột điều màu là 2 muỗng canh dầu bắp hiệu Mazola, 1 tép tỏi còn nguyên vỏ đập giập.

Hột điều màu sẽ được bỏ vào trong nồi nonstick [không dính] với dầu trong lúc dầu còn nguội. Chỉ trong vài phút, chịu khó canh dầu, sẽ bắt đầu nóng dầu, và những hột điều màu sẽ nóng, dùng đũa tre trở hột điều cho đều, và lăn tăn nổ nho nhỏ, hột điều màu sẽ bắt đầu từ từ chuyển màu, dầu bắt đầu đổi màu ửng đỏ, khi thấy màu đỏ rực rỡ, lấy nồi ra khỏi bếp ngay.

Thả tỏi sống vào, tỏi sẽ từ từ vàng giòn, lúc ấy chờ dầu nguội dùng rây kim loại lược lấy dầu cho vào keo thủy tinh trong để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. 

Bí quyết:

Mở lửa medium [vừa] mà thôi, đừng mở lớn sẽ mau cháy dầu mà màu chưa thoát ra đầy đủ theo ý mình muốn mà đã bị cháy rồi. Ðiều này rất tai hại vì nếu để dầu cháy hay nóng quá, màu đỏ của hột điều sẽ bị rút trở lại và dầu sẽ bị biến thành màu vàng nhạt thay vì màu đỏ tươi đẹp. Ðây là kinh nghiệm của chính cá nhân Hinh Trần.

Thế thì tốt nhất là hãy làm kha khá dầu hột điều màu 1 lúc cho bõ công lích kích, rồi sau đó chờ dầu nguội để vào tủ lạnh xài dần. Nhớ là bỏ vào tủ lạnh vì để ở ngoài dầu sẽ mau bị hôi dầu không dùng được lâu, uổng lắm.

Tỏi sống bắt buộc phải dùng để khử mùi hôi trong hột điều màu và sẽ làm ảnh hưởng đến món ăn của mình, vì mùi hột điều màu không khử tỏi sẽ có mùi hôi của hột điều, khó chịu lắm. Tuy nhiên cho tỏi vào khử thì tự nhiên sẽ có mùi thơm.

Ðơn giản thế thôi, nhưng không có kinh nghiệm về những chi tiết nhỏ nhặt thì sẽ không có kết quả ưng ý. Có rất nhiều món ăn VN cần đến gia vị hột điều màu này để gia tăng mỹ thuật cho món ăn nhìn thêm hấp dẫn chẳng hạn như bún riêu v.v....

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Bún riêu chay (Kim Thuận)

Bún riêu chay (Kim Thuận) - Riêu Vegan Noodle Soup (Photo: VietNamAnChay.com)
Bún Riêu Chay - Riêu Vegan Noodle Soup by Kim Thuận (for English translation, please see at the end of this post)

Một cách nấu bún riêu chay khác, do chị Kim Thuận chia sẻ. Chị Thuận là người ăn chay trường từ nhiều năm qua. Xin cảm ơn món bún riêu chay rất đậm đà của chị Kim Thuận.

Bún
  • Bún tươi, hoặc bún khô, luộc để ráo. 
  • Bắt từng lọn bún, mỗi lọn vừa 1 phần ăn để khi múc ra gọn và nhanh.
Nước lèo
  • 8 chén nước (2 lít)
  • Mướp, cà-rốt, củ cải trắng, thái khúc (có thể dùng củ sắn, su su, bắp cải v.v.)
  • Nấu sôi khoảng ½ tiếng, sau đó để lửa riu riu.
Nấm và cà chua
  • 20 nấm rơm, thái lát (có thể dùng nấm loa kèn)
  • 6 quả cà chua, xẻ làm 4
  • Cho 1 ít dầu vào chảo. Cho nấm, cà chua vào.
  • Đảo đều chừng vài phút với chút muối, bột nêm thảo mộc, dầu hạt điều cho có màu vàng đẹp.
  • Sau đó cho vào nồi nước lèo. Vặn lửa riu riu.
Riêu chay
  • 1 chén đậu hủ (loại vừa) bóp nhuyễn, trộn với 1 chén "ham" nhão trắng. Vắt thật ráo nước. 
  • Cho chút bột nêm và dầu hạt điều cho có màu vàng. Trộn đều. Vắt thành từng viên dẹp dẹp. Thả nhẹ vào nồi nước lèo. Nấu đến khi nước sôi là được. 
  •  Nêm lại với nước chấm chay nguyên chất cho vừa khẩu vị. (Nước lèo dùng rau củ thiên nhiên nên ngọt sẵn, thường thì không cần thêm đường.)
Rau
  • Rau muống chẻ cọng, ngâm trong nước, cọng rau muống sẽ quăn lại, rất đẹp (có thể dùng bắp cải thái sợi, hoặc bắp chuối bào)
  • Giá sống
  • Rau kinh giới, thái nhỏ (có thể dùng rau răm, ngò gai, húng cây v.v.)
  • Chanh, cắt làm 8
  • Ớt bằm (tùy thích)
Thưởng thức
  • Bún luộc cho vào tô. Dùng vá vớt cà chua và riêu chay để trên mặt bún, sau đó chan nước lèo lên trên.
  • Ăn chung với giá, các loại rau, và chanh, ớt.
Chúc các bạn ăn chay vui vẻ, mạnh khỏe, và luôn tươi trẻ.

Riêu Vegan Noodle Soup by Kim Thuận

Example of rice vermicelli (bún)

Noodle
  • Cook rice vermicelli (bún) al dente, drain, and set aside.
  • Divide the rice vermicelli into smaller individual portions.
Broth
  • 8 cups water (2 liters).
  • Chop squash, carrot, daikon radish into 2-inch pieces (jicama, chayote, cabbage, and/or other vegetables may also be used). 
  • Boil for about half an hour, then reduce heat and simmer.
Example of annatto oil
Mushrooms & Tomatoes
  • Slice 20 straw mushrooms (or king oyster mushrooms).
  • 6 tomatoes, quartered. 
  • Add 1-2 tablespoons cooking oil in a pan. Add mushrooms and tomatoes.
  • Stir evenly for a few minutes. Season to taste with a pinch of salt, mushroom seasoning, and annatto oil (for a beauiful golden-orange color). 
  • Add this mixture to the broth. Simmer.
Example of mushroom seasoning
Vegan Riêu
  • Crumble 1 cup of medium tofu. Mix with 1 cup of vegan white ham paste. Squeeze well to drain off any liquid. 
  • Add some mushroom seasoning and annatto oil. Mix well. Roll into oval balls. Gently add to the pot of broth. Reduce heat when the broth comes to a boil.
  • Season to taste with vegan fish sauce. 
Example of vegetarian fish sauce
Herbs & Raw vegetables
  • Thinly slice the stems of water spinach and soak in cold water until they turn into pretty coils. One may substitute with julienned cabbage or banana flower. 
  • Bean sprouts
  • Fine chop Vietnamese balm (other herbs that can be used: Vietnamese coriander, sawtooth coriander, mint, etc.) 
  • Lime, cut into 8 wedges
  • Finely chop red hot pepper (optional) 
Example of water spinach stems
Enjoy
  • Put the rice vermicelli into a bowl. Top with tomatoes and vegan riêu. Add the broth.
  • Enjoy with bean sprouts, herbs, lime, and red hot pepper! 

Quách Tĩnh, Hoàng Dung Ăn Chay (Hồi 21)

The continuation of a fictionalized-based-on-a-true-story series on vegan citizens trying their best to help the planet. This time, we meet a vegan martial artist and a meditating vegan elder - both are women and radiantly so.

Kỳ trước: Quách Tĩnh Hoàng Dung Ăn Chay (Hồi 20)

Trong khi Quách Tĩnh, Hoàng Dung, Niệm Từ Từ ăn chay và Dương Khang (bạn của người ăn chay) lên cánh chuồn chuồn sắt để lai kinh, dự định trên đường sẽ đón Thơm Thơm nữ hiệp ở thành No-la và Tuyết Hỷ cô nương ở thành Phi-la, thì tại thành No-la, Thơm Thơm Chiêu Nho nữ hiệp không chờ cũng không đợi. “Chuyện gì đến sẽ đến mà,” nàng vẫn hay nói vậy.

Thơm Thơm Chiêu Nho và Hương Thơm Chiêu Nho vốn là hai chị em khác cha khác mẹ, sinh cùng ngày, chỉ cách nhau vài sát-na nên đã kết nghĩa kể từ dạo quen nhau trong Hội Phụ nữ Ăn chay Cứu Hành tinh Xanh Xanh. Tuy như hai chị em song sinh nhưng cả hai đời sống hầu như tương phản. Hương Thơm Chiêu Nho như là mây bốn phương trời, thường được Thơm Thơm gọi đùa là “người đi đi ngoài phố, chiều bỡ ngỡ bơ vơ,” thuộc dạng “lính xa nhà,” từng quen Quách Tĩnh, Hoàng Dung ăn chay trong một khóa tu nghiệp của các điệp viên 00Thấy trên đỉnh đồi lộng gió.

Thơm Thơm Chiêu Nho bởi có duyên với hàng xóm, nên đóng đô định cư tại miền nam, xứ No-la, cửa khóa then gài, “ở một chỗ tưởng chừng không đi lạc, yêu một Người mà cảm thấy mênh mông.” Nhờ nàng có tài ăn nói, tiếng Bắc ngọt như khoai nướng, mía lùi những đêm Hà thành trời lành lạnh, cái miệng chúm chím xinh xinh hay mỉm cười và đồng tiền phơn phớt khi ẩn khi hiện, nên bao nhiêu ngư phủ ngày xưa ở thành No-la đã bỏ nghề giăng câu, bắt cá, mò tôm, trở về đất liền trồng rau muống hữu cơ và các loại rau quả củ đậu khác cung cấp cho nhà hàng, siêu thị, cũng như xuất cảng sang Ả Rập. Giờ đây họ là những đại gia bề thế, cũng thường làm công việc từ thiện giúp người. Cả làng ăn chay đều đùm bọc lấy nhau và sống rất là thịnh vượng. Tuy thế, nếu có thiên tai bất ngờ bao phủ, thì tất cả cũng đành tan theo "mộng chiều xuân." Nhưng cho đến bây giờ, mọi việc vẫn ổn, xô-pha xô-gút (so far, so good).

Thơm Thơm Chiêu Nho nữ hiệp (TT): Bác ơi, bác đang làm gì đấy?
Bác hàng xóm, chít khăn mỏ quạ (BHX): Ối giời cái Thơm đấy à!
TT: Vâng, cháu chào bác ạ.
BHX: Chị sang xem vườn của bác nhé, có hoa mới nở và bác đang mời hàng đậu uống chè.
TT: Uống chè thật à bác?
BHX: Bác nói cho văn vẻ tí mà, thay vì tưới rau thì bác nói là mời rau uống nước.
TT: Chao ôi bác tôi có sáng kiến hay quá nhể!
BHX: Cho vui đấy mà.. Thế cháu đang làm gì bên kia bờ dậu đấy?
TT: Cháu cũng chỉ múa vài đường quyền.. cho vui đấy mà!
BHX: Hôm nào chỉ bác với! Dạo này bác hay nhức mỏi thế!
TT: Giời ơi bác yêu còn khỏe hơn cả chúng cháu, chăm sóc cả vườn rau đâu phải chuyện đùa!
BHX: Biết thế! Nhưng đau vẫn là đau chứ lị! Nhất là sau vụ bão Katrina, tâm hồn bác “mẹ ngủ không yên,” cứ thấp thõm không biết ngày nào giông bão cuồng phong!
TT: “Kế xê-ra, xề-ra” mà bác.
BHX: Xê ra đâu?
TT: Ra đâu cũng được, bác! “Chuyện gì đến sẽ đến mà.”
BHX: Ừ vậy cũng tốt. Lo chi cho nhoài người, cháu nhể!
TT: Cháu mách bác bài thuốc gia truyền.
BHX: Thế à? Quý hóa quá!
TT: Chừng nào không khỏe bác ra ngoài mặt trời ngồi một tí.
BHX: Ối giời, thật không?
TT: Thật chứ bác. (Một trái táo vừa rụng từ trên cành, Thơm Thơm Chiêu Nho nhún người bay tới chụp trước khi trái táo rơi xuống đất.) Đây quả táo dễ thương tự động rơi kính biếu bác.
BHX: À tốt, vậy trưa nay bác làm gỏi táo đãi các bác trong Hội.
TT: Có một trái thôi mà bác.
BHX: Bác còn nhiều ở nhà, bác trộn chung vào cho vui đấy mà!
TT: Bác nói “vui” mãi, cháu thấy vui thật rồi đấy!
BHX: À, cái Thơm Thơm này!
TT: Vâng bác.
BHX: Hôm nào vẽ hộ bác biểu ngữ tên hội của bác nhé, các ông bà ấy cứ nhắc mãi.
TT: Vâng, cháu vẽ liền. “Hội Bô lão Ăn chay Cứu Hành tinh Xanh Xanh,” đúng không bác?
BHX: Đúng rồi, đang nhận đơn, “hứa sẽ hồi âm dù thư đến muộn.”
TT: Vâng bác, muộn còn hơn không.
BHX: Thôi bác vào ngồi thiền tí nhé.
TT: Cháu chào bác ạ!

Các thành viên Hội Phụ nữ Ăn chay Cứu Hành tinh Xanh Xanh mong có ngày sẽ sớm trở thành Hội Phụ nữ Ăn chay Làm đẹp Hành tinh Xanh. Phái đẹp nên thích làm đẹp, nhưng bây giờ con cháu Trưng Trắc Trưng Nhị phải đi cứu các em bé động vật và cứu Mẹ Địa Cầu khỏi vòng biển lửa của khí thải nhà kính do nuôi nông súc lấy thịt. Máu đào của loài vật hãy còn tuôn chảy nên loài người còn xa lối thiên thai.

Cả ngày hôm đó, sau khi vẽ biểu ngữ thật đẹp cho Hội Bô lão Ăn chay, Thơm Thơm Chiêu Nho nữ hiệp say mê tiếp tục luyện võ. Đến xế chiều, đã quá giờ hẹn, vẫn không nghe tiếng điện thoại di động vang lên và cũng không thấy bóng Quách Tĩnh, Hoàng Dung ăn chay sang, Thơm Thơm Chiêu Nho lòng không nao núng và óc cũng không nghĩ xa xôi. Nàng vào nhà uống ly sinh tố nhẹ, rửa mặt và tay chân, thay y phục sạch sẽ, rồi cầu nguyện cho quốc thái dân an và cả làng rau muống hữu cơ được thanh bình.

Nhạc:
Người đi đi ngoài phố, 
chiều nắng tắt bên sông
Người đi đi ngoài phố, 

bóng dáng xưa mịt mù...

Kỳ tới: Quách Tĩnh ăn chay, giờ này anh ở đâu?

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Gỏi Táo (Apple Salad)

Gỏi táo - Apple salad (Photo: VietNamAnChay.com)
Gỏi Táo - Apple Salad (please write Info@VietNamAnChay.com for English)

Trong các lối dinh dưỡng, có một cách ăn chay chỉ dùng thức ăn tươi, không nấu chín. Các món gỏi của người Việt Nam phần đông đều tươi và sống, không nấu chi cả, nên cũng rất hợp thời trang đã có từ trên... 100 năm qua, kể từ thập niên 1900, có những người ngoại quốc như Ann Wigmore và Herbert Shelton tin rằng ăn rau quả tươi, không nấu chín, là lối dinh dưỡng thích hợp nhất cho nhân loại.

Món gỏi táo này thực hiện rất nhanh, bạn xem hình chắc có thể làm được ngay. Chúng ta pha dầu giấm trước nhé.

Dầu giấm:
1/4 chén giấm táo hoặc giấm trắng
1 muỗng dầu thực vật
1 muỗng đường (hoặc mật thùa)
Một chút tiêu
Một chút muối

Dùng đôi đũa hoặc nĩa, khuấy đều tay. Nêm cho vừa khẩu vị. Sau đó để yên ở nhiệt độ trong phòng. (Trước khi dùng, khuấy dầu giấm lên lại và rưới đều trên dĩa gỏi.)

Gỏi:
Rau sà-lách rửa sạch. Xé miếng vừa.
Cà chua hữu cơ cắt làm đôi, thái lát.
Bắp cải (màu tím cho có màu đẹp), thái sợi, vừa đủ dùng.
Táo hữu cơ, giữ vỏ, bỏ hạt, thái lát mỏng, sau đó thái sợi dài.
Đậu phộng rang giã nhỏ.

Rưới dầu giấm lên gỏi, rắc đậu phộng lên trên sau cùng.

Chúc bạn có dịp thưởng thức món gỏi táo thật ngon nhé.

Bạn Thú Mến Yêu: Nai bé và lạc đà con (A fawn and a calf)

Nai bé và lạc đà con - A fawn and a calf

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Vườn Nhạc: Em yêu cây xanh (Xuân Mai)

A children's song titled "I love green trees," written by Hoàng Văn Yến and performed by young pop star Xuân Mai. It goes:

I love to plant lots of green trees
For birds to dance on branches
The playground will have plenty of shade
And my school all kinds of pretty flowers

My teacher teaches me to love green trees
Trees have flowers and ripe fruits on branches
Being happy, I will grow fast
For the spring season to be mine always.

Em yêu cây xanh
Sáng tác: Hoàng Văn Yến
Trình bày: Xuân Mai

Em rất thích trồng nhiều cây xanh
Cho con chim nhảy nhót trên cành
Sân chơi sẽ có nhiều bóng mát
Cho trường em muôn hoa đẹp xinh

Cô giáo dạy em yêu cây xanh
Cây có hoa quả chín trên cành
Vui mừng vui em sẽ lớn nhanh
Để mùa xuân mãi mãi của em



Môi Trường Quanh Ta: Thế giới sắp có 7 tỉ người: Bài toán nhiều ẩn số

With the world population approaching 7 billion this year (2011), it behooves us to go green as a part of our lifestyle. An organic vegan diet is a green diet, no matter which way we slice it. So what are we waiting for?

Ăn chay hữu cơ, không thành phần động vật, là một lối sống xanh, thân thiện với môi trường, giảm thiểu được nhiều nguy cơ và gánh nặng khi dân số thế giới đang bùng nổ. Vậy chúng ta đang chờ gì đây? 

Thế giới sắp có 7 tỉ người: Bài toán nhiều ẩn số
Nguồn: Thanh Niên Online / Nguyễn Ngọc Lan Chi

Chưa kể những nguy cơ về bất ổn chính trị, xã hội và an ninh, riêng việc đảm bảo cuộc sống ổn định cho 7 tỉ người đã không đơn giản.

Tạp chí National Geographic khẳng định 7 tỉ cư dân địa cầu nếu đứng vai kề vai thì có thể xếp gọn trong chu vi thành phố Los Angeles, Mỹ. Tuy nhiên, nhân loại lại cần không gian rộng lớn hơn gấp nhiều lần để đảm bảo sự tồn tại.

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trên lý thuyết, con người cũng sẽ sản xuất đủ lương thực cho 9 tỉ người vào năm 2050. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lại rất đáng lo ngại khi Tổ chức Lương nông LHQ liên tục báo động về giá lương thực thế giới đang tăng chóng mặt do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán và nạn đầu cơ. Ngoài ra, không một loại máy móc tối tân nào có thể “sản xuất hàng loạt” các loại năng lượng không tái sinh hay những khoáng chất quý hiếm. Để 7 tỉ, rồi 9 tỉ người có thể tồn tại và phát triển bền vững, các nhà khoa học, chính trị gia đang đau đầu trong việc hoạch định chiến lược cho tương lai.
 

Giảm dân số

Tờ Le Parisien dẫn lời Giám đốc nghiên cứu Viện Nhân khẩu học quốc gia Pháp (INED) Gilles Pison cho biết cứ mỗi giây, trên thế giới có 4 em bé được sinh ra và 2 người qua đời và dân số toàn cầu tăng lên 200.000 người mỗi ngày. Nếu giữ tỷ lệ tăng trưởng dân số 1,2% hiện tại, Trái đất sẽ có 100 tỉ người năm 2200 và 1.000 tỉ người năm 2450. May mắn là trên thực tế, điều này không thể diễn ra vì tỷ lệ tăng dân số có khuynh hướng giảm dần từ nhiều năm. Năm 1960, tỷ lệ này là 2%, đến nay đã giảm gần một nửa. LHQ dự đoán khi lên đến 9 tỉ người vào năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt mức ổn định.

Giải pháp giảm dân số hiện vẫn chưa được thực hiện đồng bộ và tỷ lệ sinh có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia. Chỉ riêng tại châu Phi, phụ nữ các nước Bắc Phi có trung bình 2 con. Trong khi đó, con số này tại Uganda, Mali hay Niger là từ 7 đến 8, làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh niên của những nước đã rất nghèo khổ này.  

Trong khi đó, tỷ lệ sinh lại giảm mạnh ở nhiều nước, do chính sách hoặc những thay đổi về văn hóa, xã hội. Điều này giúp ngăn chặn những tác hại về bùng nổ dân số nhưng lại khiến các quốc gia này đối mặt với tình trạng dân số già đi nhanh chóng. Tờ Le Monde dẫn lời các nhà nhân khẩu học cho rằng Trung Quốc đang tiến đến xã hội “4-2-1”. Thế hệ con một cùng lúc sẽ phụng dưỡng cha mẹ và ông bà nội ngoại. Còn các nước châu Âu có tỷ lệ sinh quá thấp phải dựa vào dân nhập cư để đảm bảo tình trạng cân bằng. Như vậy, giữa các quốc gia phải có sự phối hợp chặt chẽ trong các chính sách khống chế tỷ lệ gia tăng dân số một cách đồng đều để nhân loại “dừng bước” kịp thời ở cột mốc 9 tỉ người vào năm 2050 mà vẫn có thể phát triển bền vững.
 

“Sống xanh” để tồn tại

Nếu vào tháng 9.2011, Trái đất đón chào công dân thứ 7 tỉ như dự đoán của LHQ thì chỉ trong vòng 2 thế kỷ qua, dân số thế giới đã tăng lên 5 tỉ người. Sự bùng nổ nhanh chóng của nhân loại đang thật sự là một mối đe dọa cho môi trường thiên nhiên. Mỗi ngày, hoạt động của con người tạo ra 2.700 tỉ lít nước thải và khiến 960.000ha rừng “tan thành khói bụi”, theo tờ Le Parisien. Cùng lúc đó, cứ 20 phút lại có một loài động vật hoặc thực vật bị tuyệt chủng.

Chính các nước công nghiệp phát triển là thủ phạm hàng đầu trong việc hủy hoại môi trường. Các nước nghèo thì đang đối mặt với tình trạng “muốn không sống xanh cũng không được” vì không có điều kiện và vẫn có thể theo chân các nước công nghiệp tàn phá môi trường một khi đã phát triển hơn. Trang tin Notre-planete.info dẫn lời nhà sinh thái học hàng đầu Michel Tarrier ước đoán: “Trái đất có thể nuôi 30 tỉ người nếu tất cả đều sống như người Bangladesh hiện nay nhưng chỉ ‘chịu đựng’ được 700 triệu người nếu họ tiêu xài như người phương Tây”. Cũng theo ông Tarrier, một em bé sinh ra tại Bắc Mỹ hay châu Âu khi trưởng thành có khả năng gây ô nhiễm gấp 15-20 lần so với em bé Nigeria hay Iran.

Theo Quỹ Dân số LHQ, sự gia tăng dân số trên thế giới gây nên 40-60% lượng khí thải nhà kính ngay từ đầu thế kỷ 19. Khi ấy, cư dân địa cầu chỉ mới khoảng 1 tỉ người. Nếu không kiểm soát sự bùng nổ dân số, biến đổi khí hậu và tình trạng thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm con người khốn đốn với nguy cơ mực nước biển dâng lên, thiên tai hoành hành và ảnh hưởng an ninh lương thực. Để Trái đất có thể “chịu” được 7 tỉ người, ngoài việc giảm dân số, con người cần phải tập “sống xanh” và thân thiện với môi trường hơn.


http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201107/20110211002330.aspx

Biến Đổi Khí Hậu: Cấp bách giải cứu “tị nạn môi trường”

Những người tị nạn môi trường ở khu vực duyên hải Bangladesh 
kêu gọi cắt giảm khí thải, ngăn biến đổi khí hậu
Bangladeshi environmental refugees
urging emissions reduction to curb climate change

Environmental refugees are real people. They are our brethren, and they're suffering. The solution to significantly reduce emissions is painless (and delicious): Embracing a low-emissions vegan diet. As experts have told us, the current animal-based diet is much too harsh on our Earth and her resources. Let us act now before we're overwhelmed by chaos, darkness, and scarcity. Let us pray for a world of peace, light, and abundance. May humanity listen deeply to the call of all creation.

Người tị nạn môi trường là những anh chị em bằng da bằng thịt của chúng ta, và họ đang đau khổ. Nếu tình trạng này xảy ra đối với chúng ta thì sao? Làm thân tị nạn có gì là vui! Người ta tị nạn vì môi trường không còn sống được, vì thiên tai do biến đổi khí hậu, do hâm nóng toàn cầu, đến từ lượng khí thải quá cao vượt mức chịu đựng của Mẹ Trái Đất.

Việc nuôi nông súc lấy thịt từ lâu đã tàn phá Địa Cầu và tài nguyên, giờ đây là lúc toàn cầu phải dừng lại và chuyển sang một lối ăn rau củ quả, thích hợp với thời đại này, thuận theo nhu cầu hiện tại. Hãy hành động trước khi sự hỗn loạn, bóng tối, và thiếu thốn bao trùm chúng ta. Hãy nguyện cầu cho một thế giới an bình, đầy ánh sáng, và phong phú. Cầu mong nhân loại lắng nghe lời kêu gọi của muôn loài.

Cấp bách giải cứu “tị nạn môi trường”
Nguồn: sggp.org.vn / Như Quỳnh
Ngày 24/02/2011

Tại hội nghị khoa học thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học Mỹ (AAAS), các chuyên gia môi trường cảnh báo, đến năm 2020 thế giới sẽ có 50 triệu người di cư. Họ được gọi là những người tị nạn môi trường. Ước tính, đến năm 2050, số người này là 200 triệu.

Tị nạn môi trường

Ngay từ năm 2005, các chuyên gia về môi trường-xã hội ghi nhận, hiện tượng dòng người di chuyển về các khu vực sống có điều kiện môi trường, khí hậu thuận lợi hơn tăng một cách đáng chú ý. Biến đổi khí hậu đã tạo nên một xu thế mới trong đời sống xã hội. Chỉ riêng năm 2010, gần 300.000 người đã thiệt mạng từ hơn 370 thảm họa môi trường. Ngoài ra, khí hậu thay đổi còn khiến sa mạc hóa, băng tan ở nhiều khu vực. Môi trường sống thay đổi buộc con người sống trong nó cũng phải tính đến cuộc di cư nếu muốn tồn tại. Thuật ngữ “tị nạn môi trường” ra đời từ đó.

Một số nhà khoa học ước tính, sa mạc hóa “đẩy” 1 tỷ tấn bụi có từ vùng Sahara vào bầu khí quyển mỗi năm. Ở sa mạc Gobi, mỗi năm diện tích bụi cát tăng 10.000km2, xâm lấn các đồng bằng, khu dân cư. Sự gia tăng các cơn bão bụi liên quan tới sa mạc hóa được coi là nguyên nhân gây bệnh: sốt, ho, đau mắt trong mùa khô. Nigeria (một trong những quốc gia có tốc độ chặt phá rừng cao nhất châu Phi) mất khoảng 350.000ha diện tích đất trồng trọt mỗi năm do cát từ sa mạc Sahara xâm lấn. Khoảng 35 triệu người ở miền Bắc Nigeria bị ảnh hưởng do tình trạng sa mạc hóa. Phần lớn họ kéo về thủ đô Lagos để kiếm sống, gây tình trạng quá tải ở thành phố này.

Mỗi năm, bang Louisiana của Mỹ mất khoảng 65km2 diện tích do mực nước biển không ngừng tăng nhanh. Ở bang Alaska, diện tích băng giảm kéo theo các ngôi nhà khu vực ven biển bị sụt lún nghiêm trọng. Ở Bangladesh, một nửa diện tích đất nằm trên mực nước biển không quá 10m. Lũ lụt dồn dập xảy ra do băng ở dãy Himalaya tan chảy ngày càng nhanh. Trong vài thập niên tới, khoảng 15 triệu người Bangladesh và khoảng 30 triệu người ở Trung Quốc được dự báo sẽ rời bỏ quê hương do lũ lụt, mực nước biển dâng cao.

Còn nhớ, trận động đất kinh hoàng hơn 1 năm trước ở Haiti đã khiến 230.000 người thiệt mạng, gần 3 triệu người bị ảnh hưởng. Chưa hết, dịch tả hoành hành tới tận bây giờ làm hơn 4.500 người tử vong.

Các chuyên gia ở Viện An ninh Môi trường và Con người (UNU-EHS) của Đức cho biết, có khoảng 20-150 triệu người bị đảo lộn đời sống vì môi trường bị hủy hoại. Một số nhà nghiên cứu khoa học ở Đại học Kinh tế Luân Đôn thì đưa ra cảnh báo đến năm 2050, sẽ có khoảng 200 triệu người tị nạn môi trường.

Đi đâu, về đâu?


Hiện mới có Phần Lan và Thụy Điển là hai quốc gia nhìn nhận người “tị nạn vì môi trường” là những người cần được bảo vệ và xây dựng chính sách để bảo vệ họ. Một số nước khác như Đan Mạch, các nước thuộc nhóm EU hay khu vực Bắc Mỹ dù nhìn nhận cộng đồng người tị nạn này nhưng cũng chưa có chính sách cụ thể để bảo vệ họ. Suy cho cùng, tị nạn môi trường cũng chỉ là giải pháp tạm thời và mang tính tự phát của một cộng đồng dân cư trước mối đe dọa từ biến đổi khí hậu.

Nhiều lời kêu gọi cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính được đưa ra ở nhiều hội nghị quốc tế về môi trường, nhưng vẫn không xoay chuyển đáng kể được tình hình hiện nay. Ông Mohamed Nasheed, Tổng thống của quần đảo Maldive xinh đẹp ở Ấn Độ Dương, trong bài phát biểu đã kêu gọi các nước có những biện pháp cấp bách để chống biến đổi khí hậu hồi năm 2009 đã thốt lên rằng: “Chúng ta sắp chết rồi!”

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, gần 2 tỷ người trên thế giới hiện đang sống trong điều kiện sinh thái yếu ớt và đến 90% trong số đó đến từ những quốc gia đang phát triển. Quá trình công nghiệp hóa từ những nước phát triển vô tình đã đẩy số 2 tỷ người nói trên thành nạn nhân bất đắc dĩ của môi trường.


http://www.sggp.org.vn/thegioi/2011/2/251479/

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Cháo chay huy hoàng - Hồng Hương (Magnificent 7 vegan porridge)

Cháo chay huy hoàng - Magnificent 7 vegan porridge 
(Photo: VietnamAnChay.com)
Magnificent 7 Vegan Porridge (for English recipe, please write: Info@VietNamAnChay.com)

Cháo chay huy hoàng
Hồng Hương

"Sáng nay lạnh, mặt trời không thức dậy"...

Nếu nơi bạn ở trời lạnh, Hồng Hương xin đặc biệt tặng bạn món này.

Nguyên liệu:
  • 1/2 chén gạo lứt nâu
  • 5-8 lát củ sen
  • 1/4 chén bí ngô thái hạt lựu
  • 1 muỗng canh nấm mèo (mộc nhĩ), ngâm nước nóng cho nở, rửa sạch
  • 2 muỗng canh cà-rốt
  • 2 muỗng canh khoai lang
  • 4 muỗng cà-phê gừng thái sợi
  • Đậu hủ cứng vừa, khoảng 1/4 chén, thái vuông con cờ
  • 1 muỗng cà-phê tiêu
  • 2 muỗng canh bột nêm thảo mộc
  • Ngò, thái nhỏ (để trang hoàng)
  • Ớt bột (để trang hoàng)
Thực hiện:
  1. Rang gạo lứt cho nở và thơm một chút, sau đó cho nước vào, nấu cháo. (Nếu không có thời gian, nấu gạo liền cũng được.)
  2. Khi hạt gạo mềm, dùng vá tán nhuyễn (để tiết kiệm thời gian và nhiên liệu).
  3. Cho bí ngô, cà-rốt, khoai lang vào trước (các món này cứng, nên cần thời gian nhiều hơn những món khác.)
  4. Sau đó cho mộc nhĩ và gừng vào. Nấu thêm chừng vài phút.
  5. Nêm 2 muỗng canh bột nêm thảo mộc chay, loại không có bột ngọt.
  6. Khi cháo nhừ theo ý thích, cho 1 muỗng cà-phê tiêu vào, trộn đều.
  7. Cuối cùng, cho đậu hủ vào. Nêm lại cho vừa khẩu vị. Tắt bếp.
  8. Múc cháo ra tô. Rắc ngò thái nhỏ lên trên. Rắc ớt bột lên trên cho có màu đỏ bên cạnh màu xanh lá cây của ngò.
    Cháo có màu vàng rất đẹp từ bí ngô, nên được gọi là huy hoàng. Món này có 7 nguyên liệu thiên nhiên (bí ngô, củ sen, cà-rốt, khoai lang, mộc nhĩ, gừng, đậu hủ) nên tiếng Anh mình gọi là Magnificent 7 (ngày xưa có một phim cao-bồi do Yul Brynner, Steve McQueen, Charles Bronson, James Coburn đóng, có tựa như vậy). Cao-bồi Mỹ ăn chay như ông Howard Lyman rất tốt, cứu người, cứu vật, hiền như củ khoai.

    Món cháo này mình nêm lạt thôi, khi dùng với rong biển, rất tuyệt.

    Chúc bạn một ngày ăn chay huy hoàng và rực rỡ.

    Biến Đổi Khí Hậu: 50 triệu người tị nạn môi trường vào năm 2020

    At the current rate, there will be 50 million environmental refugees by 2020 due to climate change. By being vegan, we can tread more lightly on the planet and save a lot of food resources to share with everyone.

    Tin biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, rất cần chúng ta nhanh chóng góp phần giải quyết vấn đề. Khi ăn chay không thành phần động vật (vegan), chúng ta giảm gánh nặng cho môi trường và tiết kiệm được nhiều thực phẩm để chia sẻ với mọi người.

    50 triệu người tị nạn môi trường vào năm 2020

    Nguồn: Báo Đất Việt / Chi Giao (theo AFP)

    Nhiều nạn dân của biến đổi khí hậu từ châu Phi liều mạng vượt biển vào Nam Âu để có điều kiện sống tốt hơn.

    Năm 2020 sẽ có 50 triệu người tị nạn môi trường tràn lên phía Bắc, chạy trốn tình cảnh thiếu thốn lương thực do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, G.S Cristina Tirado của ĐH California, Los Angeles cung cấp thông tin tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ của Khoa học.

    Lâu nay, Nam Âu đã chứng kiến sự tăng mạnh trong dòng chảy di dân ổn định từ châu Phi; nhiều người đã liều lĩnh mạng sống của mình để từ Morocco vượt eo biển Gibraltar đặt chân vào Tây Ban Nha hoặc giong buồm trên những chiếc thuyền tạm bợ đi từ Libya và Tunisia vào Italia.

    Dòng chảy này như biến thành cơn lũ sau một tháng diễn ra các cuộc biểu tình ở Tunisia, gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực, nghèo đói, thất nghiệp - GS Ewen Todd - ĐH bang Michigan cho biết.

    Hiện nay, người châu Phi đã di chuyển từng nhóm nhỏ vào Tây Ban Nha, Đức và nhiều quốc gia khác trong vùng Địa Trung Hải. Tuy nhiên, với tình trạng khủng hoảng lương thực như hiện nay sẽ dẫn đến việc số người di cư càng lúc càng tăng.

    Trong khi đó, người nghèo tại các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi cũng có khuynh hướng "bất chấp mọi ràng buộc về chính trị, tôn giáo tại quốc gia mình để được sống, được ăn và nuôi sống gia đình" - Ewen Todd tiếp tục chia sẻ.

    Tình trạng tị nạn môi trường này đã được Norman Myers của ĐH Oxford miêu tả vào năm 2001 như một hiện tượng mới nổi mà biến đổi khí hậu gây nên.

    Nhóm trình bày vấn đề cũng trích dẫn nhiều cách mà biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến an ninh và an toàn lương thực. Chẳng hạn mùa đông ấm hơn khiến sâu hại cây sống sót và tàn phá vụ mùa xuân; hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí đã thay đổi cơ cấu cây trồng và khiến "sức đề kháng" trước sâu bệnh của cây trồng giảm hẳn; lũ lụt mang chất thải động vật vào chuỗi thức ăn người khiến dịch bệnh lan rộng...

    Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm tại các quốc gia đang phát triển sẽ có 2,2 triệu người chết do bệnh truyền qua nước và thực phẩm. Thế nhưng theo GS Todd, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến chính phủ các nước dành ít sự lưu tâm cho biến đổi khí hậu.


    http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/50-trieu-nguoi-ti-nan-moi-truong-vao-nam-2020/20112/132372.datviet

    Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

    Bếp Chay Thanh Nhẹ: Gỏi đu đủ chay - Hồng Hương (Vietnamese vegan papaya salad)

    Gỏi Đu Đủ Chay - Vietnamese Vegan Papaya Salad (Photo: VietNamAnChay.com)
    Gỏi Đu Đủ Chay - Vietnamese Vegan Papaya Salad (for English recipe, please write: Info@VietnamAnChay.com)

    Thêm một món yêu thích của Hồng Hương, rất dễ thực hiện.
    • Đu đủ xanh: bào sợi nhỏ (trong các chợ cũng có bán loại bào sẵn).
    • Rau quế rửa sạch: thái sợi.
    • Chất đạm chay dai dai làm bằng chân nấm (có nhiều loại, tiệm chay nào cũng có bán): cắt nhỏ, vừa miệng ăn.
    Nước xốt:
    • 1/2 chén giấm táo
    • 1/2 chén nước lọc
    • 1/4 chén đường vàng (hoặc nâu)
    • 1/4 chén nước tương
    • 2 muỗng canh Maggi 
    • 2 muỗng canh hắc xì dầu (thick soy sauce)
    • 1 muỗng cà-phê tương ớt (nếu thích ăn cay)
    Khuấy đều các nguyên liệu cho nước xốt.

    Khi dùng, rưới nước xốt lên đĩa đu đủ chay.

    Chúc các bạn có dịp thưởng thức món gỏi đu đủ chay vừa thơm, vừa mát, vừa giòn!

    http://www.vietnamanchay.com/2011/02/bep-chay-thanh-nhe-goi-u-u-chay.html

    Gương Sáng Muôn Đời: Nhà văn Lev Tolstoi, tiểu thuyết gia Nga & người trường chay

     Nhà văn Leo Tolstoy trong thư phòng 
    (Tranh sơn dầu Ilya Repin, 1891)
    (Viện Bảo tàng Văn chương Quốc gia, Mạc Tư Khoa, Nga)

    Leo Tostoy, one of Russia's - and the world's - greatest writers (War and Peace, Anna Karenina, Sevastapol Sketches, The Cossacks...) was a vegetarian and peace advocate.

    Nguồn: Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng / Báo Nông Nghiệp Việt Nam
    Ngày 22 tháng 2, 2011

    Hỏi:
    Tại sao người ta nói Lev Tolstoi Nikolayevich là một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong mọi thời đại? Xin cho biết sơ qua tiểu sử và các tác phẩm để đời của ông. (Bùi Thành Công, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ)

    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Tolstoi (Lev Nikolaevič Tolstoj) sinh ngày 9/9/1828 và mất ngày 20/11/1010. Ông là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hòa bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ, tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoi.

    Tolstoi được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” và “Anna Karenina”; miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga, hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Tuổi thơ và thời niên thiếu của Tolstoi là sự xê dịch giữa Moskva và Yasnaya Polyana, trong một đại gia đình với ba người anh trai và một chị gái. Mẹ ông qua đời khi ông mới lên hai, và cha ông cũng mất khi ông mới lên chín.

    Sự giáo dục sau đó của ông được giao vào tay người cô họ, Madame Ergolsky, người được cho là hình mẫu của Sonya trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” (cha ông và mẹ ông cũng là hình mẫu của các nhân vật Nicholas Rostov và Công chúa Marya trong tiểu thuyết đó). Năm 1844, Tolstoi bắt đầu học luật và các ngôn ngữ phương Đông tại Đại học Kazan. Năm 1849 ông về cư trú tại Yasnaya Polyana, nơi ông cố gắng trở nên hữu ích cho những người nông dân của mình nhưng nhanh chóng khám phá ra sự vô dụng của lòng nhiệt tình thiếu hiểu biết của mình.

    Từ rất sớm, trong nhật ký của ông cho thấy một sự đau khổ không bao giờ thỏa mãn về giá trị đạo đức của cuộc sống, một sự đau khổ sẽ còn mãi và là xung lực mang tính quyết định trong trí óc ông. Thử nghiệm văn chương đầu tiên của Tolstoi là tác phẩm dịch cuốn “Một chuyến đi đầy xúc cảm qua Pháp và Ý”. Tới năm 1851 một trong những nỗ lực tham vọng hơn và rõ rệt hơn về một phong cách sáng tác mới là truyện ngắn đầu tay của ông, "Một lịch sử của ngày hôm qua".

    Cùng năm ấy, buồn chán về cuộc sống dường như trống rỗng và vô nghĩa tại Moskva, khiến ông mang nợ vì cờ bạc, ông tới Caucasus, và gia nhập một đơn vị pháo binh đồn trú tại khu vực Cossack của Chechnya, với tư cách một binh nhì tình nguyện, nhưng mang dòng dõi quý tộc. Năm 1852 ông hoàn thành tiểu thuyết đầu tiên “Thời thơ ấu.” Dù Tolstoi khó chịu với những cắt xén của nhà xuất bản, quyển sách ngay lập tức thành công khiến Tolstoi có được một vị trí xác định trên văn đàn Nga.

    Tại khẩu đội pháo của mình Tolstoi sống một cuộc đời dễ chịu và không phiền phức nhờ tư cách một sĩ quan quý tộc. Tại Sevastopol ông viết cuốn “Những mẩu chuyện Sevastopol,” được nhiều người coi là cố gắng đầu tiên của ông nhằm có được những kỹ thuật sẽ được áp dụng hiệu quả sau này trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình.” Năm sau ông rời quân ngũ, hoàn toàn ghê tởm với sự chém giết vô nghĩa đã chứng kiến.

    Những năm 1856- 1861 ông sống tại Petersburg, Moskva, Yasnaya, và ở nước ngoài. Năm 1857 (và một lần nữa trong giai đoạn 1860-1861) ông đi ra nước ngoài và quay trở về với sự vỡ mộng về tính ích kỷ và chủ nghĩa vật chất của nền văn minh tư sản Châu Âu, một cảm giác được thể hiện trong truyện ngắn “Lucerne” và gián tiếp hơn trong tác phẩm “Ba cái chết của ông.” Khi bắt đầu có quan điểm thiên về phương Đông hơn với ảnh hưởng từ Phật giáo, Tolstoi học cách tự nhận thức mình thông qua những sinh thể sống.

    Ông bắt đầu viết “Kholstomer,” với một đoạn độc thoại nội tâm của một chú ngựa. Nhiều suy nghĩ riêng tư của ông đã được phản ánh thông qua một nhân vật chính trong tác phẩm “Người Cô dắc”...


    http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/122/21/21/71881/Default.aspx

    Vũ Trụ Bao La: Có ít nhất 50 tỷ hành tinh trong dải Ngân hà

    There are at least 50 billion planets in our Milky Way. Scroll down for an excerpt and link.

    Có ít nhất 50 tỷ hành tinh nằm trong dải Ngân hà
    Nguồn: Vietnam+ / Huy Lê
    Ngày 20 tháng 2, 2011

    Các nhà khoa học đã lần đầu tiên ước tính số lượng các hành tinh trong dải thiên hà của chúng ta và công bố những con số khổng lồ: Có ít nhất 50 tỷ hành tinh trong dải Ngân hà.

    Ngoài ra, ít nhất 500 triệu hành tinh trong số trên nằm trong vùng không quá nóng và không quá lạnh nơi sự sống có thể tồn tại. Con số này được suy ra từ những kết quả trước đó mà kính thiên văn Kepler của NASA thu thập được.

    Trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Mỹ vì sự Tiến bộ Khoa học diễn ra ngày 19/2 tại Washington, ông William Borucki, trưởng nhóm phân tích dữ liệu Kepler cho biết các nhà khoa học đã coi số lượng hành tinh họ phát hiện được trong năm đầu tìm kiếm là một phần nhỏ của bầu trời đêm rồi sau đó tiến hành ước lượng về khả năng các ngôi sao có những hành tinh quay xung quanh.

    Đến nay, Kepler đã phát hiện 1.235 hành tinh, trong đó 54 hành tinh nằm trong vùng nơi sự sống có thể tồn tại. Nhiệm vụ chính của kính thiên văn này không phải là xác định các thế giới riêng biệt mà cung cấp cho các nhà thiên văn khả năng phán đoán về việc có bao nhiêu hành tinh, đặc biệt là những hành tinh có tiềm năng nằm trong “vùng sống”, trong dải Ngân hà.

    Các nhà khoa học sẽ sử dụng tỷ lệ bao quát bầu trời 1/400 của Kepler và suy luận ra từ đó. Ông Borucki và các đồng nghiệp tính toán cứ hai ngôi sao thì có một ngôi sao có hành tinh và cứ 200 ngôi sao thì có một ngôi sao có hành tinh nằm trong “vùng sống”.

    Đó chỉ là con số tối thiểu vì những ngôi sao này có thể có hơn một hành tinh và Kepler vẫn chưa có tầm nhìn đủ xa để thấy được những hành tinh nằm cách xa ngôi sao mà nó quay quanh.

    Ví dụ, các nhà thiên văn nói rằng nếu kính thiên văn Kepler cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng và đang theo dõi Mặt Trời của chúng ta đồng thời phát hiện sao Kim đang di chuyển ngang qua, thì cơ hội nhìn thấy Trái Đất chỉ là 1/8.

    Để ước tính tổng số hành tinh, các nhà khoa học sau đó sử dụng tần xuất đã quan sát được và áp dụng đối với số lượng các ngôi sao trong dải Ngân hà.

    Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học tính toán có 100 tỷ ngôi sao trong dải Ngân hà, song năm ngoái, một nhà khoa học thuộc Đại học Yale khẳng định con số này là gần 300 tỷ.


    http://www.vietnamplus.vn/Home/Co-it-nhat-50-ty-hanh-tinh-nam-trong-dai-Ngan-ha/20112/78879.vnplus

    VietNamAnChay.com chuyển ngữ & đăng tiếp đoạn sau:
    Nguồn: AP / Seth Boreinstein

    Dù sao chăng nữa, điều này chứng tỏ rằng Carl Sagan đã đúng khi nói về hàng tỷ tỷ thế giới -  nhà thiên văn học NASA về hưu Steve Maran nói như trên. Ông không phải là người tham gia trong nghiên cứu này nhưng đã có lời khen ngợi.

    Đó chỉ là riêng dải Ngân hà của chúng ta mà thôi. Các khoa học gia tính có 100 tỷ thiên hà. 


    Ông Borucki nói những ước tính mới này sẽ đưa đến rất nhiều câu hỏi về đời sống ngoài kia trên vũ trụ. "Câu hỏi kế tiếp là tại sao họ chưa viếng thăm chúng ta?"  

    Và câu trả lời? "Tôi không biết," ông Borucki nói.


    Either way it shows that Carl Sagan was right when he talked of billions and billions of worlds, said retired NASA astronomer Steve Maran, who praised the research but wasn't part of it.

    And that's just our galaxy. Scientists figure there are 100 billion galaxies.

    Borucki said the new calculations lead to worlds of questions about life elsewhere in the cosmos. "The next question is why haven't they visited us?"

    And the answer? "I don't know," Borucki said.


    http://news.yahoo.com/s/ap/20110220/ap_on_sc/us_sci_cosmic_census

    Biến Đổi Khí Hậu: Biến đổi khí hậu khiến lượng mưa tăng bất thường

    Climate change results in an increase in abnormal rainfalls.
     
    Biến đổi khí hậu khiến lượng mưa tăng bất thường

    Nguồn: Đất Việt / Trúc Quỳnh (Theo AP)

    Những trận mưa và tuyết rơi nhiều bất thường đang ngày càng mạnh lên. Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm ra mối liên hệ logic giữa tình trạng Trái đất ấm lên do bàn tay con người và lượng nước gây nên những trận lụt tàn khốc.

    Hai nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Scotland và Canada vừa được đăng trên tạp chí Nature chỉ ra mối liên hệ giữa lượng mưa tăng bất thường và hiệu ứng nhà kính.

    Nhiều năm qua, giới khoa học dựa vào lý thuyết vật lý cơ bản và kiến thức về khí hậu cho rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu có khả năng gây ra những hiện tượng cực đoan về nhiệt độ và lượng mưa. Nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể chỉ ra mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa hai yếu tố này nhờ phương pháp khoa học nghiêm túc khi xem xét những dấu ấn quan trọng của tình trạng khí hậu biến đổi do con người gây nên và mô hình hóa bằng máy tính.

    Thông tin về những trận mưa và tuyết rơi lớn nhất giai đoạn 1951-1999 xảy ra ở bắc bán cầu rồi được các nhà khoa học dùng nhiều mô hình máy tính để thống kê và phân tích.

    Kết quả cho thấy, những trận bão xảy ra sau chứa nhiều nước hơn trận trước 7%, nghe có vẻ không nhiều, nhưng tổng số lượng thêm vào góp thành khối lượng tăng đáng kể.

    Dù chỉ xem xét những trận mưa và tuyết cực lớn cho tới năm 1999, nhưng các sự kiện xảy ra ở cuối giai đoạn này cũng tương tự như các thảm họa thiên nhiên gần đây như những cơn  đại hồng thủy gây ra lụt kinh hoàng ở Pakistan và Nashville, Tennessee (Mỹ), cũng như những trận bão tuyết bất thường ở một số địa phương của Mỹ.

    Các nhà khoa học cũng thấy rằng, hiện tượng Trái đất ấm lên làm tăng gấp đôi khả năng xảy ra lũ lụt. Những nghiên cứu tương tự cũng đang được tiến hành để xem cơn bão nhiệt chết người xảy ra ở Nga năm ngoái và lụt lội ở Pakistan có mối liên hệ khoa học với hiện tượng ấm lên toàn cầu hay không.

    Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, từ năm 1950, lũ lụt đã khiến 2,3 triệu người thiệt mạng.


    http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Bien-doi-khi-hau-khien-luong-mua-tang-bat-thuong/20112/131667.datviet

    Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

    Bếp Chay Thanh Nhẹ: Xôi lá cẩm - Hoàng Quyên (Magenta sweet rice)

    Xôi lá cẩm - Magenta sweet rice (Photo: VietNamAnChay.com)
    Xôi Lá Cẩm - Magenta Sweet Rice (the natural purple color is from the magenta plant. Interested? Please write Info@VietNamAnChay.com for English recipe)

    Món này cho chị Hoàng Quyên thân tặng. Khi ăn chay, chúng ta dùng ngũ cốc để nuôi người, thay vì nuôi nông súc lấy thịt. Hoan hô chị Quyên và các bạn ăn chay giúp giảm đói trên Địa Cầu, tiết kiệm tài nguyên cho người khác. Công đức vô lượng!

    Nguyên liệu:

    • 1 chén gạo nếp, hạt dài
    • 1 bó lá cẩm
    • 1 ít muối biển 

    Lá cẩm - Magenta plant (Peristrophe roxburghiana) (Photo: VietNamAnChay.com)
    Thực hiện:

    1. Lá cẩm rửa sạch, đem luộc với ít nước để lấy màu tím sẫm. Để nguội.
    2. Vo sạch gạo nếp.
    3. Ngâm gạo nếp trong nước lá cẩm, để qua đêm (hoặc khoảng 10-12 tiếng).
    4. Khi nếp có màu tím, đổ ráo nước, trộn với chút muối.
    5. Cho vào chõ hấp chín.

    Dùng chung với đậu phộng giã nhỏ, rất ngon.

    Món xôi ăn sáng giản tiện, đẹp mắt, no lòng, và thuần chay.

    http://www.vietnamanchay.com/2011/02/bep-chay-thanh-nhe-xoi-la-cam-magenta.html

    Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...